Loading...

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm – những điều cần biết

Chúng ta thường hay đặt câu hỏi: An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?, một hộp sữa cần có hàm lượng dinh dưỡng như thế nào là đạt chuẩn?, Nông sản sau khi thu hoạch thì bảo quản như thế nào để lưu giữ được tươi lâu và tốt nhất?… Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp khi bạn theo học ngành Công Nghệ Thực Phẩm.

Khái niệm về ngành Công nghệ thực phẩm:

Có tên tiếng anh là Food Technology thuộc khối kỹ thuật – công nghệ. Đây là một ngành học áp dụng công nghệ vào trong việc chế biến và bảo quản nông, thuỷ hải sản. Nhằm tối ưu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

Công nghệ thực phẩm là một ngành học có tính ứng dụng cao, chú trọng vào thực hành ngay trong nhà trường. Do đó sinh viên tốt nghiệp ngành nay thường rất năng động, dễ thích nghi và xin việc khi ra trường

buoi học cua sinh vien nganh Cong Nghe Thuc Pham
Một buổi học của sinh viên chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Giáo trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm:

Khi lựa chọn theo học ngành công nghệ thực phẩm, bạn sẽ được đào tạo tập chung vào 3 lĩnh vực chính đó là: Quản lý, đổi mới công nghệ thực phẩm; An toàn thực phẩm; Công nghệ chế biến thực phẩm cụ thể là các môn học như sau:

+ Dinh dưỡng: Hiểu rõ về vài trò của dinh dưỡng với cơ thể người, Các phản ứng hoá học của các chất trong việc chuyển hoá dinh dưỡng,

+ Hoá sinh học thực phẩm: Nghiên cứu sự tác động của vi sinh vật và các chất hoá học trong việc ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm

+ Quản lý chất lượng: Kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất, theo dõi tiến độ cũng như chất lượng của một quy trình chế biến thực phẩm.

+ Công nghệ chế biến: Các công nghệ hiện đại áp dụng tự động hoá trong dây chuyền sản xuất

+ An toàn thực phẩm: Cách thức và các quy định về an toàn thực phẩm áp dụng cho con người

+ Phân tích thực phẩm: Tách và Phân tích các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Mã ngành, Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm:

+ Mã ngành Công nghệ thực phẩm: 7540101

+ Điểm chuẩn vào ngành: dao động từ 15 đến 25 điểm

Các trường uy tín đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm:

Miền Bắc:

+ Học viện Nông nghiệp Việt Nam

+ Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

+ Trường Đại học Nông Lâm ( ĐH Thái Nguyên)

Miền Trung:

+ Trường Đại học Nông lâm  – ĐH Huế

+ Trường Đại học Bách khoa  – ĐH Đà Nẵng

Miền Nam:

+ Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

+ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

+ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

+ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

+ Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

+ Trường Đại học Hoa Sen (*)

+ …

Ngành Công nghệ thực phẩm thi khối nào:

Để theo học ngành công nghệ thực phẩm, bạn có thể lựa chọn 1 trong 13 khối sau đây:

  • Khối A00: Toán, Vật lí, Hóa học.
  • Khối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh.
  • Khối A02: Toán, Vật lí, Sinh học.
  • Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • Khối B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • Khối C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí.
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học.
  • Khối C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí.
  • Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh.
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
  • Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • Khối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.

Học phí ngành Công nghệ thực phẩm:

Tuỳ vào hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học, trường thuộc khối Công lập hay Dân lập mà mực học phí khác nhau. Bình quân dao động từ 10triệu đến 40triệu đồng một năm. Ví dụ:

Học phí ngành công nghệ thực phẩm trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp có mức: 16.000.000 đồng/ năm. Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM 10.440.000 đồng/ năm. Đặc biệt học phí của trường Đại học quốc tế – ĐHQG TPHCM có mức 42.000.000 đồng/ năm.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm công việc gì?

Dựa theo giáo trình đào tạo và thực tế. Ngành Công nghệ thực phẩm phân ra 3 mảng lớn đó là: Đồ uống, Thức ăn và Dược.

+ Đối với ngành Đồ uống: Tất cả công việc chuyên môn liên quan đến đồ uống như Sữa, Nước ngọt, Rượu bia… Thạm chí bạn có thể đảm trách các công việc của một bartender, barista trong một môi trường năng động cùng mức lương hấp dẫn!

+ Đối với ngành chế biến Thức Ăn: Bao gồm các công việc Chuyên gia dinh dưỡng, Kỹ sư đánh giá chất lượng sản phẩm, Nhân viên bếp, Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên liệu…

+ Đối với ngành Dược: Các công việc như Trình dược viên, Nhân viên nghiên cứu thuốc trong phòng thí nghiệm, Chuyên viên nghiên cứu thuốc và phát triển sản phẩm…

Kết luận: Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về ngành Công nghệ thực phẩm để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học đầy thú vị này. Hi vọng các bạn sẽ có thêm một lựa chọn phù hợp cho mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Xem thêm:

+ Ngành Công Nghệ Chế Biến Thuỷ Sản

+ Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch

Chia sẻ bài viết này:

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được daotaolienthong.com đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*

Bài viết liên quan