Loading...

Thạc Sĩ Quản Trị Tài Chính – ĐH Quốc Gia Hà Nội

Thạc sĩ Quản trị Tài Chính (Master of Finance – MFM) là một cấp bậc học vị Cao học – Thạc sĩ trong lĩnh vực Tài chính, tập trung vào phân tích tài chính, quản lý rủi ro, đầu tư, và quản lý tài sản. Chương trình này giúp sinh viên nắm vững các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý tài chính và thị trường tài chính.

thac si quan tri tai chinh

Các nội dung đào tạo trong chương trình Thạc sĩ Quản trị Tài chính thường bao gồm:

  • Phân tích tài chính: Học về cách phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp và đánh giá hiệu suất tài chính.
  • Quản lý tài chính doanh nghiệp: Nghiên cứu về quản lý nguồn vốn, quản lý dòng tiền, và phát triển chiến lược tài chính.
  • Đầu tư và quản lý rủi ro: Tập trung vào cách đánh giá các tùy chọn đầu tư và quản lý rủi ro tài chính.
  • Tài chính quốc tế và thị trường vốn: Học về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tài chính quốc tế và các loại tài sản trên thị trường vốn.
  • Kỹ năng lãnh đạo trong tài chính: Học cách đưa ra quyết định tài chính chiến lược và hiểu các vấn đề lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính.
  • Quản lý tài sản: Tập trung vào quản lý quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các loại tài sản tài chính khác.
  • Công nghệ tài chính và phân tích dữ liệu: Nghiên cứu về cách sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định tài chính.

Chương trình Thạc sĩ Quản trị Tài chính giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết để làm việc trong các công ty tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác. Các sinh viên trong chương trình này thường có cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu, thực tập hoặc trao đổi với các công ty tài chính để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính.

Dưới đây là thông báo tuyển sinh Thạc Sĩ Quản Trị Tài Chính – Trường Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

logo dai hoc quoc te dai hoc quoc gia ha noi

TRƯỜNG QUỐC TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

THẠC SĨ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH (MFM)

I. Thông tin về chương trình đào tạo:

Chuyên ngành đào tạo: Quản Trị Tài Chính

Thời gian đào tạo: 24 tháng, gồm 16 tháng học trên lớp (học ngoài giờ hành chính) và 8 tháng làm báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp.

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt & Tiếng Anh

Mô hình đào tạo: Học toàn phần tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN.

Văn bản pháp lý: Quyết định số 218/QĐ-ĐHQGHN ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN về việc phê duyệt Đề án mở chương trình đào tạo chất lượng cao theo đặc thù đơn vị đào tạo trình độ thạc sĩ.

Văn bằng: Học viên tốt nghiệp được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính

Chỉ tiêu tuyển sinh: 15 học viên/năm

Nội dung đào tạo:

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 65 tín chỉ

Trong đó:
– Khối kiến thức chung: 8 tín chỉ
– Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:  44 tín chỉ

+ Bắt buộc: 24 tín chỉ

+ Tự chọn: 20 tín chỉ

– Khối kiến thức tốt nghiệp: 13 tín chỉ

+ Thực tập thực tế:  4 tín chỉ
+ Luận văn tốt nghiệp:  9 tín chỉ

II. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN VÀ HỌC PHÍ

1. Điều kiện tuyển thẳng
1.1. Điều kiện về văn bằng đại học

Tốt nghiệp đại học chính quy loại Giỏi các ngành phù hợp, bao gồm Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế (định hướng tài chính), Kế toán – Phân tích – Kiểm toán trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

1.2. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ (quy định tại mục 2.3 của Thông báo này) tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.

2. Điều kiện xét tuyển:
2.1. Điều kiện về văn bằng đại học
– Tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bổ sung kiến thức từ 02 đến 07 học phần

(tương đương với 6 đến 21 tín chỉ) của Trường Quốc tế (chi tiết theo thông báo riêng) hoặc các cơ sở đào tạo khác tùy theo chuyên ngành đào tạo.

– Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp bao gồm: ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, và nhóm ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng cần học bổ sung các học phần tương ứng từng chuyên ngành như dưới đây:

+ Ứng viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ):

  • Kinh tế tiền tệ – Ngân hàng: 3 tín chỉ
  • Tài chính doanh nghiệp: 3 tín chỉ

Ứng viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc nhóm ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 02 học phần (06 tín chỉ):

  • Quản trị học: 3 tín chỉ
  • Nguyên lí marketing: 3 tín chỉ

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp thuộc các nhóm ngành: Kinh tế học – không có định hướng chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng bao gồm Kinh tế, Kinh tế quốc tế; Kinh doanh bao gồm Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại; Kế toán – Kiểm toán bao gồm Kế toán, Kiểm toán; Quản trị – Quản lý bao gồm Quản trị nhân lực, Khoa học quản lý, Hệ thống thông tin quản lý) chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 04 học phần (12 tín chỉ):

  • Nguyên lí Marketing : 3 tín chỉ
  • Kinh tế tiền tệ – ngân hàng : 3 tín chỉ
  • Quản trị học : 3 tín chỉ
  • Tài chính doanh nghiệp: 3 tín chỉ

– Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp khác bao gồm: Quản lí xây dựng, Công nghệ thông tin, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh) chỉ được dự tuyển sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ):

  • Kinh tế tiền tệ – ngân hàng : 3 tín chỉ
  • Quản trị học: 3 tín chỉ

  • Tài chính doanh nghiệp: 3 tín chỉ
  • Kinh tế vi mô: 3 tín chỉ
  • Nguyên lí kế toán: 3 tín chỉ
  • Nguyên lí marketing: 3 tín chỉ

Ghi chú: Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học có số tín chỉ tương đương (thể hiện trong bảng điểm).

2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Đối với ứng viên tốt nghiệp ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, yêu cầu có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc và lĩnh vực chuyên môn phù hợp (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày xét tuyển);

Ứng viên tốt nghiệp đại học ngành phù hợp hoặc ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự tuyển được miễn yêu cầu này.

2.3. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam khi bắt đầu học các học phần chuyên môn (Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành). Năng lực ngoại ngữ được minh chứng qua một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển với điều kiện thí sinh có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (chứng chỉ ngoại ngữ gửi kèm hồ sơ đăng ký dự tuyển).

– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận (phụ lục 1 và phụ lục 2).

* Ghi chú: Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.

3. Hồ sơ dự tuyển:

  1. – Đơn xin nhập học (theo mẫu);
  2. – Sơ yếu lí lịch;
  3. – Sao y bản chính Bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học;
  4. – Chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu;
  5. – Xác nhận kinh nghiệm công tác hoặc hợp đồng lao động đối với ứng viên cần đáp ứng yêu cầu này;
  6. – Giấy khám sức khỏe;
  7. – Căn cước công dân (photo);
  8. – Thư giới thiệu (nếu có);
  9.  04 ảnh 3*4

Lệ phí xét tuyển: 800.000 VND (nộp cùng hồ sơ đăng kí dự tuyển và không thu thêm bất kì lệ phí khác)

6. Học phí:

– Học phí năm học 2023 – 2024 là 52.875.000 VNĐ (Năm mươi hai triệu, tám trăm bảy mươi lăm ngàn đồng).

– Lộ trình tăng học phí hàng năm tối đa là 12,5% so với năm học trước (theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính Phủ).

– Mức học phí trên không bao gồm kinh phí học bổ sung, chuyển đổi kiến thức, phí thi lại, phí học lại, phí gia hạn thời gian, phí bảo vệ lại luận án,… (khi học viên không đảm bảo đúng tiến độ, điều kiện và chất lượng của chương trình đào tạo).

Thông tin liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh Sau đại học, Trường Quốc tế – ĐHQGHN

Địa chỉ: Tầng 2, Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết này:

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được daotaolienthong.com đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*

Bài viết liên quan