Các phụ huynh ngày nay ngoài việc đi làm thì còn phải chăm lo cho gia đình. Chương trình giáo dục thay đổi nhiều phụ huynh giờ khóc, giở cười vì không giải được toán của học sinh lớp 1,2.
>>Các yếu tố hình thành nên nhân cách của trẻ
>>Hành trình con đường mòn mang tên cô giáo trẻ
Méo mặt với toán lớp 1
Sau buổi học, các em học sinh sẽ được các thầy cô giao bài tập về nhà, các bé sẽ hỏi bố mẹ, lúc này các phụ huynh mới “ngớ” ra không biết nên hỏi ai với những bài toán dành cho lớp 1,2 tưởng chừng như rất dễ.
Mỗi khi đến cơ quan bài tập về nhà của các con cũng là đề tài nóng hổi cho các đồng nghiệp trong cơ quan của chị T – Giảng viên hệ liên thông Học Viện tài Chính.
Hiện con chị T học lớp mẫu giáo nhưng nghe mọi người trong cơ quan đâu đầu vì bài tập của con cũng thấy hốt hoảng : “Bài tập của lớp 1 mà yêu cầu: Hãy vẽ hình minh họa cách trồng 9 cây thành 3 hàng, mỗi hàng trồng 4 cây (coi mỗi cây là 1 điểm)”.
Hay có bài: “Có 10 cây hoa trồng thành 6 hàng, mỗi hàng trồng 2 cây sao cho các hàng không cắt nhau. Hỏi trồng như thế nào?… Những bài kiểu này đã làm mấy cử nhân và thạc sĩ trong phòng mất cả ngày tranh cãi, tính toán” – chị T cười.
Cũng vì “sự hóc búa” trong bài tập của con mà chị T đang phải cố gắng tìm trường phù hợp cho con với tiêu chí hàng đầu là: Con có nhiều thời gian học các kỹ năng hơn là phải bù đầu với các bài toán nhiều… “sao”.
Ở một trường hợp khác dù mới lên lớp 3 nhưng chị G (Chùa Hà – Cầu Giấy – Hà Nội) đã bắt đầu có cảm giác “ể oải” và mệt mỏi vì đêm nào cũng phải cùng con “vật lộn” với đống bài tập: “Để tự con học thì con lơ là, không tập chung. Vì vậy, cứ con ngồi vào bàn là mẹ cũng phải ở bên cạnh kèm và hướng dẫn cho con. Tối nào cũng phải hơn 10 giờ mới xong. Những hôm bài khó, con hỏi không đáp được, phải lựa lời… nói dối con là: “Mẹ giải cũng được nhưng nếu con cố gắng tự tìm cách, kể cả sai, mai cô giáo sửa sẽ hiểu bài hơn” – chị G cười ngập ngừng nói.
Hãy để con tự học
Đi học 8 tiếng một ngày đã là rất mệt đối với trẻ chính vì thế khi ở nhà nên cho trẻ được nghỉ ngơi thoải mái, tránh tạo áp lực quá nhiều cho con.
Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên để con tự học, còn hơn dạy “Đũa tre thành đũa mục”.
TS Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa giáo dục tiểu học ĐH, ĐH Sư phạm Hà Nội phân tích, việc cha mẹ giảng bài cho con tại nhà thậm chí còn làm con hoang mang. Kiến thức tiểu học và cách tiếp cận hiện nay khác nhiều so với thời bố mẹ đi học: “Ví dụ, một bài toán tổng – tỉ; hiệu – tỉ là dạng toán lớp 4 quen thuộc. Nếu hiểu cách làm thì mọi việc rất đơn giản. Nhưng các cha mẹ đọc sẽ ngay lập tức đặt X là ẩn số và giải cho con. Việc đó con sẽ vô cùng hoang mang vì con chưa được học cách đặt X đó, con sẽ không thể hiểu được mà chỉ thuộc như học vẹt rồi quên ngay. Điều này sẽ làm cho con rối loạn thực sự” – TS Hương bày tỏ.
Trong trường hợp của chị N, vừa đi học liên thông đại học Thương Mại vừa phải chăm lo cho con chính vì thế chị cảm thấy méo mặt khi giải bài cho con.
Theo bà Hương, việc bố mẹ kèm học và giải bài tập về nhà cho con là không cần thiết. Nếu cha mẹ làm hộ thì cô giáo không biết con kém ở đâu để trợ giúp con. Ngoài ra, một đứa trẻ cần học hỏi tối đa ở lớp, nếu các cháu có sẵn một người học cùng ở nhà, chắc chắn chúng sẽ không sử dụng toàn bộ công sức để học hỏi tại lớp, điều này sẽ hình thành tính ỉ lại. Khi về nhà, con lại học một cách chán chường sau cả 1 ngày hoạt động mệt mỏi.
“Việc học là việc của con, hãy để con tự học, tự học chính là 1 trong những tiêu chí quyết định thành công của một cá nhân” – TS Hương khuyên.
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được daotaolienthong.com đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!