Loading...

Sĩ Tử Ngày Xưa Thi Trạng Nguyên Như Nào?

Ngày nay khi giáo dục được phổ cập học sinh đến trường cũng dễ dàng hơn các kì thi được tổ chức bài bản và thí sinh cũng có nhiều lựa chọn. Nhưng ngày xưa khi đất nước ta còn khó khăn đến ăn còn không đủ thì nói chi học. Trong thời gian đấy những sĩ tử phải học hành vất vả như thế nào?

Theo nhiều tài liệu còn lưu trữ thì ngày xưa thời đại phong kiến  thì các sĩ tử cũng bắt đầu học tập từ rất sớm, học từ khi lên 6, lên 7. Ở độ tuổi đó trẻ đã bắt đầu được học những sách sơ học vấn tân, Tam tự kinh, tứ tự kinh, ngũ môn. Ngoài ra còn được học cách tập làm văn, làm các câu đối 2 chữ và 4 chữ, phân biệt được vần bằng và vần trắc

Đến khoảng 10 tuổi học trò sẽ được thầy  đồ sẽ cho học trò của mình làm quen với những quyển sách kinh điển của Nho Giáo, những quyển sách mang tính triết học của các triết gia người Trung Quốc. Tất cả những nội dung đó học trò phải học thuộc lòng quên 1 chữ cũng phải đi hỏi thầy

Tất cả những kiến thức được học học trò phải biết cách vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh từng bài thi cụ thể chứ không chỉ học thuộc lòng thơ văn, kinh sách mà có thể thi đỗ các kì thi

Ngày xưa trong thời đại phong kiến thí sinh sẽ trải qua 3 kì thi đó là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong đó quan trọng nhất là 2 kỳ thi Hương và thi Hội

si tu leu chong di thi

sĩ tử lều chõng đi thi

Trong những ngày đầu khi có những kì thi này thì thể lệ thi cử cũng chưa được ổn định và chưa được làm bài bải nhưng sau nhiều lần tổ chức thì thể lệ thi cử ngày càng đi vào nề nếp và khuôn khổ hơn.

Nhưng khác với thời đại hiện nay năm nào cũng có các kì thi thì ngày xưa việc tổ chức một kì thi không được thống nhất mà nó phụ thuộc vào từng triều đại, từng vị vua. Kì thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào năm 1075 và kì thi sau đó được tổ chức cách 12 năm và sau đó là 7 năm. Đến năm 1435 Vua Lê Thái Tông rút ngắn lại thời gian là 6 năm một kỳ và đến năm 1466 thì vua đổi lại là 3 năm và khoảng thời gian đó cũng được giữ nguyên đến cuối thời đại nhà Nguyễn

Thi Hương là kì thi đầu tiên được tổ chức dưới quy mô một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn ra những sĩ tử xuất sắc vào thi Hội và Thi Đình. Những sĩ tử trong kì thi này được chia làm 2 loại. Loại 1 là những sĩ tử đỗ đạt có các danh hiệu Cống cử, Cống sinh, Cống sĩ, Hương tiến, Hương cống. Những ông cử này sẽ được tham dự tiếp kì thi Hội . Loại 2 là những sĩ tử không được thi Hội gọi là sinh đồ. Người đỗ đầu kì thi Hương được mệnh danh Giải Nguyên

Thi Hội là kỳ thi quốc gia dành cho những người đã qua thi Hương có bằng cử nhân và các giám sinh đã mãn khóa Quốc Tử Giám. Những sĩ tử đỗ đạt trong kì thi đều có những danh hiệu khác nhau tùy vào từng thời kỳ lịch sử

Thi Đình còn gọi là Điện thí, kì thi này sẽ được tổ chức ngay tại sân điện do đích thân nhà vua ra đề thi và chấm thi. Quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp và cũng được rọc phách để đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh. Về bản chất thì Thi Đình chính là cuộc phúc tra cuối cùng nhằm thẩm định và xếp hạng thứ tự các tân tiên sĩ

Thi Đình là kì thi cuối cùng, sau khi nhà vua chấm bài và có kết quả thì học vị sẽ được quyết định và bảng vàng ghi danh là vinh hiển tột cùng

Đối với các tiến sĩ có tên niêm yết trên bảng vàng sẽ được ban yến tiệc trong cung được bệ kiến hoàng thượng, thăm hoa ở vườn ngự uyển, cưỡi ngựa đi dạo quanh khắp kinh thành và một việc khiến nhiều người mong chờ nhất chính là vinh quy bái tổ

Chia sẻ bài viết này:

Bình luận của bạn:

Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được daotaolienthong.com đón đợi và quan tâm.

Cảm ơn các bạn!

*

*

Bài viết liên quan