Loading...

quy chế tuyển sinh liên thông

Quy Chế Tuyển Sinh Liên Thông Đại Học, Cao Đẳng (Phần 3)

Sau hai phần của quy chế chúng ta đã biết được những thông tin chi tiết về thông tư 55 về tuyển sinh liên thông cao đẳng, đại học. Phần 3 cũng là phần cuối chúng ta đi tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục cũng như của thí sinh

>> Quy chế tuyển sinh liên thông đại học, cao đẳng  – Phần 1

>> Quy chế tuyển sinh liên thông đại học , cao đẳng – Phần 2

IV. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đào tạo liên thông

1. Nhiệm vụ , quyền hạn

Cơ sở giáo dục đào tạo liên thông phải thưcj hiện các quy định dưới đây

  • Quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng liên thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học trên cơ sở so sánh, đối chiếu mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành nghề đào tạo, nội dung các chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá của chương trình trung cấp nghề, cao đẳng nghề
  • Cơ sở giáo dục nhà trường phải công bố công khai các thông tin về quy định tuyển sinh, tổ chức đào tạo, các ngành nghề đào tạo liên thông, chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo và phương pháp đánh gián, học phí trên Website của nhà trường
  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
  • Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và công tác quản lý phục vụ của cơ sở giáo dục đại học
  • Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo liên thông chính quy cho Bộ Giáo dục và đào tạo
  • Cơ sở giáo dục được tổ chức đào tạo liên thông hệ chính quy và vừa học vừa làm theo quy định đào tạo trình độ cao đẳng, đại học hiện hành

lien thong dai hoc 2017

2. Trách nhiệm cung cấp thông tin

  • Các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng chính quy có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ sở giáo dục đào tạo liên thông  về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận, để làm cơ sở cho việc công nhận giá trị kết quả học tập, miễn trừ các học phần đã học cho người học

V. Nhiệm vụ và quyền của người theo học liên thông

1. Nhiệm vụ 

  • Thí sinh đăng kí tham gia thi tuyển cần nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học theo quy định của nhà trường
  • Đóng học phí theo quy định của cơ sở giáo dục đại học
  • Tuân thủ đầy đủ những quy định hiện hành về đào tạo liên thông quy định tại thông tư này
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan

2. Quyền của người học

  • Được cơ sở giáo dục đào tạo liên thông cung cấp đầy đủ thông tin về, điều kiện dự thi, chương trình đào tạo, kết quả chuyển đổi kết quả học tập để miễn trừ khối lượng kiến thức đã có. Các hình thức thi kiểm tra, đánh gia, các quy chế đào tạo, quy chế học sinh, sinh viên, chuẩn đầu ra, học phí, văn bằng tốt nghiệp
  • Được cơ sở giáo dục đào tạo liên thông đảm bảo các điều kiện đào tạo với chất lượng như đã thông báo tuyển sinh và chuẩn đầu ra đã công bố
  • Được hưởng đầy đủ các quyền khác theo quy định của pháp luật

MỌI THÔNG TIN TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG THÍ SINH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Phòng Tuyển Sinh Liên Thông

Hotline: 0978 501 245

(Thí sinh và phụ huynh vui lòng liên hệ trước khi đến nộp hồ sơ liên thông để được hướng dẫn cụ thể, tránh trường hợp thiếu những giấy tờ quan trọng mất thời gian đi lại)

Quy Chế Tuyển Sinh Liên Thông Đại Học, Cao Đẳng (Phần 2)

Trong phần 1 của quy chế tuyển sinh liên thông đại học cao đẳng chúng ta đã đi tìm hiểu về những nội dung chung và điều kiện tổ chức, hồ sơ, trình tự thủ tục và thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông. Sang phần 2 này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các quy định còn lại trong quy chế

>> Quy chế tuyển sinh liên thông đại học cao đẳng phần 1

III. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo liên thông

1. Điều kiện về văn bằng dự thi đào tạo liên thông

Khi tham gia dự thi liên thông thí sinh phải có một trong các văn bằng sau:

  • Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội quy định
  • Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc bộ lao động thương binh và xã hội
  • Đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 điều 1)
  • Đối với các ngành nghề có tính đặc thù khi tổ chức đào tạo liên thông, cơ sở giáo dục đại học hoặc quản lý ngành có thể quy định thêm các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng không thấp hơn các quy định tại thông tư này và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận

2. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông 

  • Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông hệ chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm nằm trong chỉ tiêu của hệ vừa học vừa làm. Chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định hàng năm cho từng ngành đào tạo, không vượt quá 15% chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành về khoa học sức khỏe và không vượt quá 20% chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành khác (Được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 điều 1)
  • Cơ sở giáo dục đào tạo liên thông cần phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, ngành đào tạo, hình thức đào tạo liên thông trong thông báo tuyển sinh

tuyen sinh lien thong dai hoc 2017

3. Tuyển sinh

  • Trong một năm học cơ sở giáo dục được tổ chức tối đa 2 lần theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển
  • Cơ sở giáo dục đào tạo phải xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh liên thông . Quy chế này không được trái với các quy định trong thông tư 55 sửa đổi và quy chế thi THPT quốc gia, quy chế tuyển sinh cao đẳng đại học chính quy đối với hệ chính quy và quy chế tuyển sinh vừa học vừa làm đối với hệ vừa học vừa làm
  • Hình thức tuyển sinh hệ liên thông
    • Thi tuyển: Nhà trường tổ chức thi tuyển cho thí sinh
      • Cơ sở giáo dục đào tạo liên thông tự ra đề thi và đứng lên tổ chức thi tuyển
      • Môn thi tuyển gồm 3 môn:  cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành
      • Cơ sở giáo dục phải công bố môn thi tuyển công khai trước 3 tháng khi diễn ra kì tuyển sinh
      • Thí sinh phải đạt ít nhất 5 điểm trên thang điểm 10 trong mỗi môn thi
    • Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi THPT quốc gia
      • Tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành đào tạo liên thông phải cùng tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành tương ứng của hệ đào tạo chính quy
      • Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào không được thấp hơn ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng theo quy định chung của Bộ Giáo dục
      • Điểm trúng tuyển được nhà trường căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của nhà trường và Bộ giáo dục.
      • Thí sinh không được dùng kết quả kì thi trung học phổ thông quốc gia bảo lưu để xét tuyển liên thông

4. Thời gian đào tạo liên thông

  • Thời gian đào tạo liên thông được nhà trường xác định trên cơ sở học phần và khối lượng tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo theo niên chế hoặc tín chỉ

5. Chương trình đào tạo và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập

  • Đối với những thí sinh học liên thông theo hình thức chính quy thì sẽ theo học chương trình đào tạo đại học, cao đẳng chính quy đang áp dụng và chương trình vừa học vừa làm cũng tương tự
  • Về việc chuyển đổi kết quả học tập thì thủ trưởng của cơ sở giáo dục phải đưa ra chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, văn bằng và kết quả học tập đã có của người học để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng liên thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông

6. Tổ chức đào tạo liên thông

  • Thí sinh được đào tạo tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo liên thông để thực hiện chương trình đào tạo.
  • Sinh viên hệ liên thông chính quy sẽ thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy
  • Đào tạo liên thông hình thức vừa học vừa làm thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa học vừa làm

6. Văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm

  • Sinh viên liên thông sau khi kết thúc chương trình đào tạo nếu đủ điều kiện theo quy định thì sẽ được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng đại học phù hợp với trình độ đào tạo
  • Người học liên thông theo hình thức chính quy được cấp bằng tốt nghiệp chính quy , người học liên thông hình thức vừa làm vừa học được cấp bằng tốt nghiệp vừa học vừa làm
  • Bảng điểm của sinh viên liên thông được ghi đầy đủ kết quả học tập trong thời gian đào tạo liên thông và các môn học, học phần cùng số rín chỉ hay đơn vị học trình của trình độ trước đã được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học công nhận

>> Quy chế tuyển sinh liên thông đại hoc, cao đẳng  – phần 3

Quy Chế Tuyển Sinh Liên Thông Đại Học, Cao Đẳng (Phần 1)

Thông tư 55 quy định về tuyển sinh liên thông đại học cao đẳng được sửa đổi bổ sung ngày 21/4/2015 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 4/6/2015.

>> Liên thông đại học thương mại

>> Liên thông học viện tài chính

Theo thông tư 55 ngày 25/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông hệ cao đẳng, đại học sẽ có hiệu lực từ ngày 7/2/2013 được sửa đổi và bổ sung một số điều và được quy định tại thông tư 55 sửa đổi bổ sung ngày 21/4/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 4/6/2015

I. Những quy định chung 

1.  Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  • Văn bản được ban hành quy định về điều kiện tổ chức, hồ sơ, trình tự, thủ tục, đăng ký và thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông, tuyển sinh và tổ chức đào tạo, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đào tạo liên thông. Ngoài ra còn nghĩa vụ và quyền của người học, chế độ báo cáo kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
  • Quy định này được các trường đại học quốc gia, đại học vùng, học viên, trường đại học, trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng và thực thi

2. Đào tạo liên thông

  • Đào tạo liên thông là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác
  • Đào tạo liên thông được tổ chức theo hai hình thức là hình thức chính quy và hình thức vừa học vừa làm
  • Với hệ đào tạo liên thông từ xa những yêu cầu được quy định trong quy chế riêng

3. Mục đích đào tạo liên thông

  • Đào tạo liên thông là hệ tạo cơ hội cho người học nâng cao, phát triển ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả trong quá trình đào tạo và đảm bảo sự công bằng trong giáo dục đào tạo
lien thong dai hoc 2017

Liên thông đại học cơ hội phát triển ngành nghề

II. Điều kiện tổ chức, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông

1. Điều kiện tổ chức của cơ sở giáo dục đào tạo liên thông

Để có thể mở được hệ liên thông các cơ sở giáo dục cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây

  • Đã được quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã có ít nhất từ 3 khóa tuyển sinh theo hình thức đại học chính quy hoặc cao đẳng chính quy đối  với ngành dự kiến đào tạo liên thông.(Điều khoản này được sửa đổi theo quy định khoản 1 điều 1 của thông tư cũ)
  • Có báo cáo tự đánh giá năng lực của cơ sở giáo dục và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định
  • Đã có công bố chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trên trang web chính thức của nhà trường theo quy định
  • Có hội đồng xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và cùng khối lượng kiến thức được miễn trừ như thế nào đối với từng người tham gia theo học liên thông
  • Trường đã áp dụng và tổ chức đào tạo theo tín chỉ trình độ cao đẳng, đại học chính quy đối với cơ sở giáo dục đại học đăng ký đào tạo liên thông chính quy

2. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký đào tạo liên thông 

  • Hồ sơ đăng kí đào tạo liên thông
    • Tờ trình đăng ký đào tạo liên thông trong đó có đầy đủ các nội dung sau: Ngành đào tạo, trình độ đào tạo, nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo, đối tượng tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh, hình thức đào tạo, dự kiến chỉ tiêu đào tạo, điều kiện và những cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo
    • Bản sao các quyết định được mở ngành tương ứng với những ngành đào tạo liên thông. Quyết định thành lập Hội đồng đào tạo liên thông để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và giảm trừ các môn học khi học liên thông. Địa chỉ công bố chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và điều kiện đảm bảo chất lượng trong đào tạo
    • Mỗi cơ sở đào tạo cần nộp 1 bộ hồ sơ đăng kí
  • Trình tự và thủ tục đăng kí đào tạo hệ liên thông cao đẳng, đại học
    • Các cơ sở giáo dục đào tạo liên thông sau khi chuẩn bị hồ sơ xong thì hồ sơ được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Tiếp đó Bộ Giáo dục sẽ xem xét và đưa ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo liên thông hoặc trả lời bằng văn bản về việc chưa giao nhiệm vụ đào tạo liên thông cho cơ sở giáo dục đại học trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3. Thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông

  • Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học, từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng, từ trình độ cao đẳng nghề lên trình độ đại học

>> Quy chế tuyển sinh liên thông đại học cao đẳng (phần 2)