Theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin liên thông đại học 2016 gần đây thì Bộ GD&ĐT dự định tăng nhẹ tiền học phí. Tin này đã làm không ít sinh viên lo lắng, đặc biệt là những sinh viên nghèo, khi gánh nặng đồng tiền bát gạo được đặt nặng lên vai gia đình vốn đã khó khăn của các em.
Tuy nhiên vẫn theo nghị định 49 của chính phủ thì năm học 2015-2016 các trường vẫn thu tiền học theo mức cũ theo 3 nhóm ngành, Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, Y dược… Còn dự thảo tăng học phí thì Bộ GD&ĐT trình chính phủ và dự dinh áp dụng trong niên học 2016-2021.
Theo nghị định mới này thì các nhóm ngành học phí đều tăng 10%.
Tức là theo từng nhóm ngành học phí mức tăng từ 50.000 – 100.000 đồng / tháng tùy vào nhóm ngành đạo tạo học, theo đó thì sẽ mức tăng từ 600.000 – 1.000.000 đồng 1 năm, nhiều trường còn có mức tăng từ 1triệu rưỡi đến 2 triệu 1 năm . Đó là 1 mức tăng đáng kể đối với nhiều sinh viên mà gia đình thuộc diện khó khăn khi, vấn đề tiền nong vẫn là nỗi lo vô cùng lớn của các em. Vì khi học xa nhà sẽ có rất nhiều khoản tiền phát sinh trong cuộc sống hằng ngày. Chưa kể học xong trung cấp, cao đẳng muốn liên thông đại học như liên thông Học Viện Tài Chính, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,….. để dễ xin việc cũng như nâng cao trình độ.
Từ năm 2007 để giảm bớt nỗi lo cơm áo gạo tiền khi đi học xa nhà của những sinh viên khó khăn, Chính Phủ đã quyết định 154/2007/QĐ-TTg về hỗ trợ tín dụng đối học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, để trả các khoản phí vê học tập và sinh hoạt.
Tức là lượng học sinh có điều kiện khó khăn thỏa mãn các điều kiện như trong quyết định 154 của Chính Phủ thì các em có thể được Ngân hàng chính sách và phát triển cho vay 1 khoản tiền với mức lại bằng 0 trong thời gian đi học, với mức vay cao nhất là 1.100.000 đồng 1 tháng.
Đó là 1 chính sách hay của chính phủ khi đã giúp được phần lớn các em có điều kiện học. Nhưng đó sau đó đã đi theo nhiều phát sinh. Vẫn biết là khoản tiền được cho sinh viên vay là cũng tương đối lớn, và trong năm 2014 Ngân hàng chính sách đã cho ba triệu học sinh, sinh viên vay với tổng khoản vay tiền lên đến 52 nghìn tỷ đồng, thế nhưng khoản tiền ấy cũng chính là gánh nặng khi các em ra trường, với một cuộc sống bon chen hiện nay sau khi ra trường những sinh viên nghèo này có thể cõng trên lưng số tiền vài chục triệu đồng. Đối với 1 sinh viên vừa ra trường với việc làm chưa ổn định thì để trả số tiền đó cũng mất 1 khoảng thời gian dài, đấy là còn chưa tính giờ các em đã là lao động chính của gia đình và phải gửi 1 khoản phí về quê mỗi tháng.
Hiện nay có nhiều trường áp dụng chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả các hệ đào tạo của trường như liên thông Đại Học Thương Mại, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,… hay hệ chính quy của các trường này cũng áp dụng chính sách trên.
Một điều đáng nói nữa là tiền học phí liên tục tăng và tăng đều theo mấy năm nay, làm nhiều học sinh bây giờ tự đặt ra câu hỏi, học phí tăng như vây thì liệu có tăng được chất lượng học, chất lượng đào tạo, điều kiện học, và khả năng việc làm khi ra trường.
Liệu có đáng tăng trong khi chất lượng không tăng cùng học phí đó là cái Bô GD&ĐT nên đáng lưu tâm.
VĂN PHÒNG TUYỂN SINH LIÊN THÔNG VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
( Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)
Tel: (04) 62 532 658 ( Phòng Tuyển Sinh)
Hotline: 0978 548 004 – (Phụ trách tuyển sinh)
(Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với thầy cô phụ trách để được hướng dẫn )