BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Kí hiệu trường: BKA
THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được thành lập theo nghị định 147 ngày 6/3/1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục kí. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta.
Sau 60 năm xây dựng và phát triển trường Đại Học Bách Khoa luôn là một trong những trường đại học có chất lượng đào tạo thuộc Top đầu cả nước. Trường có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam; là trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và định hướng phát triển thành trường đại học ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2020, trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy với các chuyên ngành và chỉ tiêu cụ thể như sau:
TT | Tên ngành/chương trình đào tạo | Mã xét tuyển | Chỉ tiêu dự kiến | Tổ hợp môn xét tuyển | |
1 | Kỹ thuật Cơ điện tử | ME1 | 320 | TOÁN, Lý, Hóa
TOÁN, Lý, Anh (Toán là môn chính) |
|
2 | Kỹ thuật Cơ khí | ME2 | 500 | ||
3 | Chương trình tiên tiến Cơ điện tử | ME-E1 | 80 | ||
4 | Kỹ thuật Ô tô | TE1 | 220 | ||
5 | Kỹ thuật Cơ khí động lực | TE2 | 50 | ||
6 | Kỹ thuật Hàng không | TE3 | 40 | ||
7 | Kỹ thuật Tàu thủy | TE4 | 40 | ||
8 | Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Ô tô | TE-E2 | 30 | ||
9 | Kỹ thuật Nhiệt | HE1 | 250 | ||
10 | Kỹ thuật Vật liệu | MS1 | 220 | ||
11 | Chương trình tiên tiến KHKT Vật liệu | MS-E3 | 30 | ||
12 | Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông | ET1 | 540 | ||
13 | Chương trình tiên tiến Điện tử – Viễn thông | ET-E4 | 40 | ||
14 | Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh | ET-E5 | 40 | ||
15 | Khoa học Máy tính | IT1 | 200 | ||
16 | Kỹ thuật Máy tính | IT2 | 160 | ||
17 | Công nghệ thông tin | IT3 | 160 | ||
18 | Công nghệ thông tin Việt-Nhật | IT-E6 | 200 | ||
19 | Công nghệ thông tin ICT | IT-E7 | 80 | ||
20 | Toán-Tin | MI1 | 100 | ||
21 | Hệ thống thông tin quản lý | MI2 | 60 | ||
22 | Kỹ thuật Điện | EE1 | 220 | ||
23 | Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa | EE2 | 500 | ||
24 | Chương trình tiên tiến Điều khiển-Tự động hóa và Hệ thống điện | EE-E8 | 80 | ||
25 | Kỹ thuật Hóa học | CH1 | 480 | TOÁN, Lý, Hóa
TOÁN, Hóa, Sinh TOÁN, Hóa, Anh (Toán là môn chính) |
|
26 | Hóa học | CH2 | 80 | ||
27 | Kỹ thuật in | CH3 | 40 | ||
28 | Kỹ thuật Sinh học | BF1 | 80 | ||
29 | Kỹ thuật Thực phẩm | BF2 | 200 | ||
30 | Kỹ thuật Môi trường | EV1 | 120 | ||
31 | Kỹ thuật Dệt | TX1 | 110 | TOÁN, Lý, Hóa
TOÁN, Lý, Anh (Toán là môn chính) |
|
32 | Công nghệ May | TX2 | 90 | ||
33 | Sư phạm kỹ thuật công nghiệp | ED1 | 40 | ||
34 | Vật lý kỹ thuật | PH1 | 150 | ||
35 | Kỹ thuật hạt nhân | NE1 | 30 | ||
36 | Kinh tế công nghiệp | EM1 | 50 | Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Anh Toán, Văn, Anh |
|
37 | Quản lý công nghiệp | EM2 | 90 | ||
38 | Quản trị kinh doanh | EM3 | 80 | ||
39 | Kế toán | EM4 | 60 | ||
40 | Tài chính-Ngân hàng | EM5 | 40 | ||
41 | Tiếng Anh KHKT và Công nghệ | FL1 | 140 | Toán, Văn, ANH
(Anh là môn chính) |
|
42 | Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế | FL2 | 60 | ||
Các chương trình đào tạo quốc tế (ĐTQT) | |||||
TT | Tên chương trình đào tạo | Mã xét tuyển | Chỉ tiêu dự kiến | Tổ hợp môn xét tuyển | |
1 | Cơ điện tử – ĐH Nagaoka (Nhật Bản) | ME-NUT | 100 | Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Anh Toán, Hóa, Anh |
|
2 | Cơ khí-Chế tạo máy – ĐH Griffith (Úc) | ME-GU | 30 | ||
3 | Điện tử-Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (Đức) | ET-LUH | 40 | ||
4 | Công nghệ thông tin – ĐH La Trobe (Úc) | IT-LTU | 70 | ||
5 | Công nghệ thông tin – ĐH Victoria (New Zealand) | IT-VUW | 60 | ||
6 | Hệ thống thông tin – ĐH Grenoble (Pháp) | IT-GINP | 40 | Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Anh Toán, Hóa, Anh Toán, Lý, Pháp |
|
7 | Quản trị kinh doanh – ĐH Victoria (New Zealand) | EM-VUW | 50 | Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Anh Toán, Hóa, Anh Toán, Văn, Anh |
|
8 | Quản lý công nghiệp-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – ĐH Northampton (Anh) | EM-NU | 40 | ||
9 | Quản trị kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) | TROY-BA | 40 | ||
10 | Khoa học máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) | TROY-IT | 40 |
I. Điều kiện đăng kí xét tuyển
Thí sinh đáp ứng được đầy đủ điều kiện tại điều 6 của quy chế tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ chính quy.
- Sử dụng kết quả kì thi THPT quốc gia do trường đại học chủ trì và không có môn nào trong tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thấp hơn 1,0 điểm.
- Tổng điểm trung bình của các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của 6 kì học ở bậc THPT từ 20,0 điểm trở lên.
- Tổng điểm 3 môn xét tuyển và điểm ưu tiên không thấp hơn 18 điểm (điều kiện này không áp dụng chương trình đào tạo quốc tế với các mã như sau QT21, QT31, QT32, QT33)
- Mỗi thí sinh được phép đăng kí tối đa 2 nguyện vọng theo nhóm ngành. Các nhóm ngành có chung một mã xét tuyển, cùng tổ hợp môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển. Việc phân ngành học sẽ được thực hiện sau năm nhất trên nguyện vọng của học sinh.
II. Công thức tính điểm xét tuyển
- Tổ hợp môn không có môn chính
- Tổ hợp môn có môn chính
- Diện ưu tiên xét tuyển được cộng 1 điểm là đối tượng thí sinh đạt tiêu chuẩn tuyển thẳng đại học theo quy định tại khoản 3 điều 7 của quy chế tuyển sinh cao đẳng đại học.
III. Cách thức đăng kí xét tuyển vào các trường thuộc nhóm GX
Thí sinh có thể đăng kí xét tuyển theo 1 trong 3 cách sau theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục
- Cách 1: Đăng kí trực tuyến
- Thí sinh đăng kí xét tuyển trên hệ thống quản lý của Bộ Giáo dục và điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng kí xét tuyển theo nhóm trường đã tạo cho nhóm GX.
- Cách 2: Qua đường bưu điện
- Thí sinh chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ gửi về trường qua đường bưu điện
- Cách 3: Đăng kí xét tuyển trực tiếp
- Thí sinh chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và lệ phí mang trực tiếp đến trường để nộp
- Mức lệ phí đăng kí xét tuyển vào nhóm trường GX:
- Thí sinh đăng kí vào 1 trường trong nhóm GX: 30.000 đồng
- Thí sinh đăng kí vào 2 trường trở lên trong nhóm GX : 60.000
VI. Thông tin thêm
- Khi theo học các nhóm ngành kỹ sư/ cử nhân theo mô hình đào tạo 4+1 của nhà trường sinh viên sẽ được tự chọn học chương trình một là học 4 năm để nhận bằng cử nhân hoặc học 5 năm để nhận bằng kĩ sư.
- Với các nhóm ngành kinh tế – quản lý cũng sẽ học 4 năm và nhận bằng cử nhân như các trường đại học khác.
- Với nhóm ngành cử nhân công nghệ đào tạo chương trình đại học 4 năm, nhẹ hơn khối kĩ thuật về kiến thức nền tảng nhưng được chú trọng hơn về kỹ năng thực hành và ứng dụng. Bằng cử nhân công nghệ và bằng cử nhân kĩ thuật có giá trị như nhau, tuy nhiên cử nhân công nghệ muốn học tiếp để nhận bằng kĩ sư sẽ phải cần thêm thời gian học khoảng 1,5 năm nữa
Cho em hỏi trường Bách Khoa xét tuyển năm 2020 có bắt buộc thí sinh phải lên trường làm bài tập tư duy không ạ ?