Loading...

thông tin tuyển sinh

Nam sinh việt 9x “chiếm” 8 học bổng tiến sĩ toàn phần Mỹ: cuộc gọi từ Harvard…

   Chàng trai- Châu Thanh Vũ đến từ tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa thể nào quên phút giây nhận được cuộc gọi báo trúng tuyển học Bổng Tiến Sĩ 5 năm ngành kinh tế từ Đại học Harvard hàng đầu thế giới, đó là học bổng danh giá mà nhiều người mơ ước.

   Theo anh chàng này kể lại : “đã 6 năm kể từ khi được cú điện thoại báo tin đậu UWC. Anh đã đi được một chặng đường dài, 6 năm này đã chứng kiến biết bao thay đổi về bản thân, trong đó có việc mình bắt đầu rất thích học kinh tế (đặc biệt là kinh tế vĩ mô) và quyết tâm theo đuổi bộ môn này ở Princeton.

 Con đường học tập của Châu Thanh Vũ

   Anh kể : “ Hai năm UWC đã dạy mình thật nhiều về cách sống, văn hóa ứng xử của phương Tây, khiến mình lớn lên rất nhiều trong suy nghĩ và nhân cách.Bốn năm ở Princeton còn lại: dạy mình thật nhiều kiến thức, tạo nền tảng hiểu biết vững vàng về môn kinh tế nói riêng và ngành học thuật nói chung.  Trong 4 năm học kinh tế ở Princeton dài đằng đẵng. Năm thứ nhất, ngồi học lớp kinh tế vĩ mô cơ bản (Econ 101) của giáo sư Elizabeth Bogan, mình thật sự bị cuốn hút bởi sự cuồng nhiệt của giáo sư Bogan mỗi khi cô thuyết giảng về một chủ đề kinh tế nào.

lien thong dai hoc 2016

Chàng trai tài hoa Châu Thanh Vũ dưới mái trường đại học Harvard

   Mình còn nhớ bài đầu tiên là nói về khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008-2009. Mới ngày đầu đi học đã bị nhồi vào đầu biết bao nhiêu là khái niệm như CDO, CDS, MBS, AIG,… ngày đầu tiên học kinh tế ở Princeton làm mình cũng “khủng hoảng” theo nền kinh tế.

   Thế nhưng, sau khi đọc thêm, hiểu thêm, rồi đọc thêm nữa, mình mới thấy bộ môn này thiết thực đến mức nào. Cũng trong năm 1, một giáo sư của Princeton, thầy Chris Sims, được trao giải Nobel kinh tế.

   Hôm đó học sinh kinh tế được cho nghỉ học để đi dự buổi họp báo của thầy. Khi ấy, từ trên hàng ghế lầu 2 của hội trường nhìn xuống, thấy ngưỡng mộ thầy làm sao. Đây là những con người mà, trong suốt cuộc đời của họ, nghiên cứu từ niềm đam mê và một cách gián tiếp cống hiến cho sự phát triển của xã hội.

   Thế là sang năm 2, mình tiếp tục học một lèo 6 lớp kinh tế nữa, tất cả đều xoay quanh lý thuyết kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế, tiền tệ, và khủng hoảng tài chính. Càng học mình càng biết là mình đã không chọn nhầm ngành. Sang năm 3, mình quyết tâm theo học 2 lớp kinh tế vĩ mô dành cho first year PhD students (nghiên cứu sinh tiến sĩ năm nhất).

   Theo học 2 lớp này, phần là vì mình rất thích kinh tế vĩ mô và đã học gần hết những lớp dành cho sinh viên đại học, phần là vì đạt được điểm cao trong những lớp này sẽ giúp ích nhiều trong việc nộp đơn xin học tiến sĩ sau này. Sang năm 4, mình lại tiếp tục học kinh tế vĩ mô quốc tế – lớp dành cho nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2.

   Học chung lớp với những nghiên cứu sinh không những mở rộng tầm kiến thức của mình, mà còn tạo nên sự tự tin cần thiết: mình chứng minh được với bản thân rằng nếu mình học thật chăm thì không thể nào thua kém nghiên cứu sinh được.

   4 năm học kinh tế ở Princeton dài như thế, cuối cùng cũng đem lại kết quả. Trưa hôm nay, 20/2/2015, khi đang ngồi “đau tim” chờ kết quả của các chương trình PhD, thì bỗng thấy có một người nào đó bảo là đã được Harvard nhận vào học tiến sĩ, thông báo qua điện thoại.

   Khi đọc được điều ấy thì mình và đứa bạn cùng nộp đơn học tiến sĩ năm nay hoảng cả lên và mất hết cả tinh thần, vì thông thường khi các trường thông báo cho những người thi đỗ trước, còn những ai không được nhận thì sẽ không nghe thông báo gì.

  Mãi đến khoảng 1 tuần sau, hai đứa hốt hoảng cả lên và chat với nhau những câu buồn hiu trên Facebook, nghĩ rằng coi như rớt Harvard rồi. Mình lúc đó đang dùng điện thoại để chat, đang gõ mặt khóc giữa chừng thì bị gián đoạn không gõ được, vì có ai đó số lạ gọi vào điện thoại.

   Số điện thoại gọi từ Massachusetts. “Điều này chỉ có nghĩa là Harvard đang gọi điện cho mình” – mình thầm nghĩ. “Mà gọi điện thì chỉ có báo đậu, chứ không có báo rớt. Vậy là mình đỗ rồi sao?” (Harvard ở bang Massachusetts- PV). Lúc đó hai tay mình run lên, bấm nút nhận cuộc điện thoại.

   Đầu dây bên kia nói”Chào, tôi là giáo sư Helpman của ĐH Harvard, và tôi đang gọi điện cho em để báo rằng em đã được nhận vào làm nghiên cứu sinh cho chương trình tiến sĩ 5 năm bộ môn Kinh tế ở Harvard…”

 

lien thong dai hoc 2016

Sở hữu học bổng danh giá mà nhiều người mơ ước và đánh dấu bước ngoặt cuộc đời Châu Thanh Vũ

   Anh tâm sự : Thực ra lần này mình không có cảm xúc vỡ òa như những lá thư hay cuộc điện thoại như những lần trước. Thực ra là không cảm thấy gì. Không có một chút cảm xúc gì.2 phút sau khi cuộc điện thoại kết thúc, mình mới nhận ra là vì vui quá, sốc quá nên mới không biểu cảm được gì. 2 phút sau niềm vui đó mới thấm, tay bắt đầu run, và bắt đầu bấm điện thoại để đánh thức ba mẹ dậy lúc 2h sáng Việt Nam để báo tin vui.

Cuộc điện thoại này là cuộc điện thoại đánh dấu một dấu mốc mới trong cuộc đời mình!”

Thành tích học bổng của Châu Thanh Vũ:

 – Học bổng toàn phần tiến sĩ kinh tế tại 8 trường của Mỹ. Trong đó, Thanh Vũ xuất sắc vượt qua hàng trăm hồ sơ ứng tuyển để giành học bổng toàn phần 5 năm tiến sĩ kinh tế (79.000 USD/năm) tại Đại học Harvard, Mỹ.

 – Ngoài Havard, Vũ nhận học bổng tiến sĩ toàn phần từ 7 trường được xếp hạng cao nhất về môn Kinh tế; gồm ĐH Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ĐH Princeton, ĐH Stanford, ĐH Chicago, ĐH Yale, ĐH Columbia và ĐH Minnesota.

 – Danh hiệu sinh viên năm 3 xuất sắc nhất khoa kinh tế của ĐH Princeton.

 – Làm việc ở khoa nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi tại thủ đô Pretoria năm 2014.

 – Học bổng toàn phần để tham gia nghiên cứu về những nguy cơ hệ thống toàn cầu, nhóm nghiên cứu được thành lập bởi các giáo sư ở Princeton, cũng như thực hiện một dự án nghiên cứu độc lập hè 2014.

 – Học bổng toàn phần để thực tập tại Khoa Thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) năm 2013.

 – Học bổng toàn phần của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Các khu vực của Princeton để tham gia một khóa học về kinh tế – chính trị tại Nhật Bản năm 2012.

 – Học bổng ĐH toàn phần tại 7 trường ĐH của Mỹ, một ở Đức và một ở Canada.

 – Giải Nhì HSG Tin học Quốc gia năm 2009.

 – CB Olympic Tin học 30/4 cho khối lớp 10, HCV Olympic Tin học 30/4 cho khối lớp 11. Giải Nhì HSG Tin học TP.HCM năm 2009.

 – Học bổng toàn phần tại trường Liên kết Thế giới UWC tại New Mexico, Mỹ trong hai năm 2009-2011.

 – Học bổng Lawrence S.Ting cho học sinh xuất sắc năm 2008, 2009

Biên chế giáo viên mầm non cần sớm được “mở khóa”

   Chương trình triển khai đề án phổ cập giáo dục mầm non (PC GDMN) cho trẻ 5 tuổi được các bắt đầu triển khai từ năm 2010. Từ khi triển khai bậc học mầm non được đặc biệt quan tâm, nhiều địa phương khó khăn vẫn cố “chạy đua” xây dựng trường lớp trong khi có trường thì không có giáo viên.

   Các tỉnh đồng bằng sông cửu long đẩy mạnh công tác xây dựng trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên… Khi Đề án phổ cập giáo dục Mầm non được triển khai. Do sự tăng trưởng nhanh chóng của bậc mầm non mà đã khiến cho nhu cầu biên chế giáo viên cũng tăng  đột biến. Hiện nay, đã đến giai đoạn kết thúc của đề án nhưng nhiều địa phương vẫn chưa thể bố trí biên chế giáo viên mầm non vì còn vướng cơ chế…

Từ sự “tăng trưởng” nóng…

   Đề án PC GDMN cho trẻ 5 tuổi đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất nhưng nhiều trường mẫu giáo, mầm non đã rất vất vả với công tác dạy học. Thiếu GV mầm non, nhất là các lớp 2 buổi/ngày  làm những gánh nặng đổ dồn lên vai những người đang đứng lớp. Tình trạng thiếu Giáo viên mầm non ở các trường thuộc các huyện vùng sâu, vùng xa đã quen thuộc từ trước đến nay nhưng hiện nay còn xảy ra ở tất cả các địa phương, ngay cả vùng nội ô, thành thị.. của nhiều tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long thì mới xảy ra.

   PCGDMN cho trẻ 5 tuổi với các lớp học 2 buổi/ngày trên địa bàn tăng cao, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Năm học 2015 – 2016, tỉnh Kiên Giang thiếu khoảng 1000 giáo viên, trong đó bậc học mầm non thiếu đến 800 giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên mầm non ở tỉnh này diễn ra từ nhiều năm nhưng vẫn chưa giải quyết được.

lien thong dai hoc 2016

Thiếu hụt trầm trọng giáo viên mầm non xảy ra trên nhiều địa bàn, đặt ra bài toán cho ngành giáo dục

   Để tìm hiểu nguyên nhân thiếu giáo viên nhiều như hiện nay, Bà Nguyễn Thị Minh Giang – Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang cho biết: Có nhiều nguyên nhân,  trước hết do bậc học mầm non ở địa phương trước đây chưa có đủ trường, lớp; đến khi triển khai đề án PC GDMN 5 tuổi thì quá trình đầu tư, xây dựng trường lớp được đẩy mạnh nên tỷ trọng tăng trưởng của ngành mầm non tăng nhanh. Đến khi có trường lớp thì biên chế giáo viên mầm non không được tuyển thêm.

    Một thực trạng hiện nay thấy rõ là ở hệ liên thông đại học số giáo viên có ý định liên thông tương đối ít, trái ngược với khối ngành khác như kinh tế thì có rất nhiều trường tổ chức liên thông như liên thông Đại Học Thương Mại, Học Viện Tài Chính, Kinh Tế Quốc Dân,…

   Hiện nay bậc mầm non tỉnh Kiên Giang có 2.453 nhân sự, trong đó có 175 cán bộ quản lý, 1.696 GV và 582 nhân viên hỗ trợ (không tính số hợp đồng). Hơn nữa tỉnh lại có hệ thống trường mầm non nằm rải rác, không tập trung vì địa hình của tỉnh rộng lại chia cắt bởi sông rạch, biển. Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non trước mắt thì ngành giáo dục của tỉnh Kiên Giang thực hiện  hợp đồng theo phương án xã hội hóa (tức là người dân đóng tiền chi trả cho giáo viên) và “xé nhỏ” bộ khung giáo viên trong các trường để phục vụ nhu cầu đang thiếu và các điểm trường “trắng” giáo viên.

   Chương trình PCGDMN 5 tuổi cũng đang được triển khai cố gắng hoàn thành ở Cà Mua. Trong tỉnh hiện có 58/101 xã, phường, thị trấn hoàn thành chương trình, đạt 57,43%, tăng 26 đơn vị so với cùng kỳ năm học trước.

   Hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non năm qua ở Cà Mau khá phát triển, cơ sở vật chất cũng có sự tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thu nhận trẻ trong độ tuổi vào học – theo ông Nguyễn Minh Luân – GĐ sở GD&ĐT Cà Mau. Vẫn còn một số trường Mầm non, Mẫu giáo ở vùng nông thôn sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn nhiều phòng học chưa đủ diện tích, bàn ghế chưa đúng quy cách, có 314 phòng học còn phải học nhờ trường Tiểu học, … Để giải quyết những khó khăn trước mắt, tỉnh Cà Mau kiến nghị tăng cường kinh phi cho PC GDMN cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó phải có quy định về chế độ chính sách đối với người làm công tác PC GDMN 5 tuổi và đội ngũ làm công tác phục vụ trong trường mầm non định mức phù hợp hơn, như hiện nay là rất thấp…”.

   Hiện nay biên chế bổ sung cho sự nghiệp công lập và ngành giáo dục Kiên Giang đang gặp khó. Hầu hết cơ sở, trường công lập ở địa phương trong 3 năm qua không được giao biên chế. Trong khi đó tỷ trọng trường lớp mầm non của Kiên Giang, đặc biệt là ở các huyện, xã có xuất phát điểm thấp đã và đang tăng rất nhanh nhưng không có biên chế… Vấn đề đặt ra là có tiền xây dựng trường lớp nhưng không có người để tổ chức triển khai thực hiện giảng dạy !

  Cô Huyền hiện là giảng viên hệ liên thông Học Viện Tài Chính cho biết trong lớp của cô các sinh viên có một số bạn rất mong muốn học sư phạm mầm non nhưng vì ra trường sợ không xin được việc cũng như việc biên chế rất khó khăn nên họ đã chọn học khối ngành khác về kinh tế với mong muốn ra trường sẽ dễ tìm kiếm được viết làm.

  Do đâu mà nhiều giáo viên đang đứng lớp phải gánh lượng công việc nhiều hơn so với quy định. Theo lãnh đạo ngành giáo dục một số địa phương, nguyên nhân chính là do vướng cơ chế trong việc tuyển dụng giáo viên mầm non, đặc biệt là biên chế. Chứ không phải là thiếu nguồn đào tạo GV mầm non vì hiện nay hàng năm trường CĐ sư phạm của tỉnh thành vẫn đảm bảo chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non. Ngoài ra, có nhiều giáo viên trung cấp học liên thông lên để nâng cao trình độ.

  Theo bà Nguyễn Thị Minh Giang – GĐ Sở GD&ĐT Kiên Giang, Địa phương đã ban hành nghị định 41 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên tới giờ này vẫn chưa được phê duyệt nên vấn đề biên chế Hội đồng nhân dân tỉnh không đủ cơ sở pháp lý để giao cho ngành giáo dục.Nên địa phương gặp khó khăn về biên chế giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Vì vậy cho dù có hợp đồng giáo viên thì ngành giáo dục cũng không có tiền trả lương, chỉ khi biên chế thì ngân sách mới cấp lương trả.

  Để giải quyết bức xúc về biên chế Giáo viên bậc mầm non, GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau – ông Nguyễn Minh Luân cho biết:  “Để giải quyết những khó khăn trước mắt, tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng cường kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia PC GDMN cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó phải có quy định về chế độ chính sách đối với người làm công tác PC GDMN 5 tuổi và đội ngũ làm công tác phục vụ trong trường mầm non định mức phù hợp hơn, như hiện nay là rất thấp…”.

  Thực tế có một số địa phương đã tháo gỡ được khó khăn trong việc bố trí GV mầm non. Đơn cử như tỉnh Đồng Tháp, năm học 2015 – 2016 tỉnh tuyển mới 321 GV mầm non. Trong đó tuyển dụng do tăng lớp ở bậc học mầm non là 299 GV và thay thế GV nghỉ hưu 22 GV. Quy trình tuyển dụng GV năm nay cũng có nhiều điểm mới, được phân chia theo thẩm quyền tuyển dụng.

  Để giải quyết vấn đề biên chế GV mầm non thì UBND tỉnh, thành, Sở Nội vụ ĐBSCL sớm phân bổ biên chế cho ngành giáo dục theo tinh thần Nghị quyết của HĐND tỉnh. Đặc biệt là Trung ương cần có chính sách miễn học phí cho trẻ 5 tuổi đến khi hoàn thành phổ cập và cấp bù học phí cho các trường tư thục nhằm khuyến khích công tác xã hội hóa…

 Kỳ thi liên thông đại học 2018 đang diễn ra, các bạn sinh viên và phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin trên các kênh giáo dục.

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH LIÊN THÔNG VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
( Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

 Hotline: 0978 501 245 – (Phụ trách tuyển sinh)
(Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với thầy cô phụ trách để được hướng dẫn )

Xây dựng trường chuẩn quốc gia trong quá trình chạy nước rút

   Để nhanh chóng hoàn thành chỉ tiêu xây dựng 100 trường đạt chuẩn quốc gia ngay trong năm 2015 này, các địa phương tại Hà Nội, đang trong giai đoạn gấp rút tiến hành. Tuy vậy, một số quận huyện vẫn lúng túng với chỉ tiêu đặt ra, thậm chí xin rút hay nợ đến năm 2016.

Thiếu đất, nợ chi tiêu

   Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội – Bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết,  hiện nay đã là tháng 10, chỉ còn 3 tháng nữa kết thúc năm 2015 nên các quận huyện đang tập trung đánh giá tiến độ xây dựng các chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia đã đặt ra và đề ra kế hoạch tiếp theo vào năm 2016.  Bà Phạm Thị Hồng Nga cũng cho biết rằng: “Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia của 5 năm qua, có thể thấy số lượng trường đạt chuẩn tăng gấp 2 lần với trên 1.000 trường, đạt xấp xỉ 50% tổng số trường công lập trên toàn thành phố Hà Nội. Hiện, có 11 quận huyện đã vượt chỉ tiêu, tuy nhiên vẫn còn địa phương rất khó khăn để đạt chỉ tiêu năm 2015”

   Hiện nay, còn tới 19 quận huyện trên toàn thành phố chưa đạt chỉ tiêu nào trong đó có các quận như Ba Đình, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai…

    Theo sự phân tích của Bà Phạm Thị Hồng Nga, việc chưa được công nhận trường chuẩn quốc gia của quận Ba Đình dẫn đến tụt hạng từ thứ 15 xuống 24 trên toàn thành phố về tỷ lệ trường đạt chuẩn. Được hỏi về nguyên nhân chậm tiến độ, phóng viên phỏng vấn trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình Nguyễn Đắc Hùng trả lời, quận gặp khó khăn về diện tích đất xây trường. Hiện trong quận Ba Đình có 20 trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 49 trường, chiếm 41%. Theo chỉ tiêu 2 trường : tiểu học Nguyễn Trung Trực và mầm non Thành Công sẽ đạt chuẩn quốc gia năm 2015 nhưng phải tạm dừng thẩm định hồ sơ lại. Theo ông Nguyễn Đắc Hùng nhận định“Theo dự kiến của chúng tôi, chỉ tiêu năm 2015 phải nợ đến năm sau và phải tới tháng 6 năm 2016 hai trường này mới hoàn thành”.

lien thong dai hoc 2016

Vẫn còn gặp nhiều khó khăn quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia

 Để tăng tiến độ phải dùng cơ chế đặc thù

   Trong khi, huyện Đan Phượng,đã hoàn thành mục tiêu 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, để hoàn thành kế hoạch xây dựng trường chuẩn còn lại trong năm 2015 huyện này vẫn tiếp tục đầu tư 60 tỉ đồng nữa . Mặc dù cũng còn nhiều khó khăn nhưng Huyện Mê Linh với số vốn đầu tư 110 tỷ đồng và việc công nhận mới 5 trường đạt chuẩn quốc gia đã giúp huyện đứng lên thứ 22 trong toàn thành phố. Bên cạnh đó, để công nhận lại 6 trường đã hết hạn công nhận trường chuẩn quốc gia, huyện phải chi ra 6 tỷ đồng. Huyện Mê Linh phấn đấu công nhận mới 4 trường với mức kinh phí 42 tỷ vào năm 2016 và công nhận lại 10 trường với 20 tỷ đồng.

   Trong khi đó, huyện Phú Xuyên dù đang đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng cho biết dù mức kinh phí đầu tư trường chuẩn còn rất hạn chế nhưng cũng rất quyết tâm đầu tư cơ sở vật chất vào năm 2015 vì được hưởng cơ chế đặc thù của thành phố. Nhưng việc đạt chỉ tiêu 5 trường chuẩn quốc gia năm nay là rất khó khăn.“Thành phố chi cho huyện 40 tỷ đồng nhưng chia đồng đều các lĩnh vực trong đó giáo dục chỉ là phần nhỏ. Chúng tôi kiến nghị chỉ rõ giáo dục được tỷ lệ bao nhiêu để đưa vào kế hoạch xây dựng trường chuẩn” – Theo phát ngôn của đại diện phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên.

   Huyện cũng nằm trong tốp 5 huyện đang chờ thành phố cho áp dụng cơ chế đặc thù là huyện Mỹ Đức. Đại diện Phòng GD-ĐT huyện này chia sẻ “Bố trí nguồn thu của huyện dù rất khiêm tốn, 20 tỷ đồng/ năm cho giáo dục nhưng do số lượng trường nhiều môn vẫn phải trông chờ vào hỗ trợ của thành phố. Chúng tôi đề nghị ổn định ngân sách 2016-2020, không dàn trải và nên ưu tiên cho 5 huyện khó khăn”. bà Phạm Thị Hồng Nga đã đánh giá về khó khăn của huyện Mỹ Đức cho rằng, 20 tỷ đồng chi cho giáo dục mỗi năm là rất khiêm tốn và chỉ đủ bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất. “Sở GD-ĐT đã đưa Mỹ Đức vào danh sách huyện cần hỗ trợ của thành phố để họ có thể vượt lên trong công tác xây dựng trường chuẩn” – bà cho biết thêm.

  Từ các thống kê trên có thể thấy, tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia của các quận huyện chênh lệch khá lớn. Hà Nội còn tới 65 trường phải hoàn thành công tác thẩm định trong 3 tháng cuối năm để có thể hoàn thành chỉ tiêu năm 2015. Ngoài ra năm nay, Hà Nội phải công nhận lại 293 trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng cho đến thời điểm này, mới chỉ có 73 trường được công nhận lại.  Bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết, trong tháng 10 -2015, thêm 41 trường nữa sẽ được kiểm tra, công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên, 19 đơn vị chưa đạt được chỉ tiêu nào trong năm 2015 cần phải rất nỗ lực để về đích.

 

Kiến thức cần có và công việc của điều dưỡng viên

  Ngành điều dưỡng là ngành quan trọng trong hệ thống y tế, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Là một ngành cao quý, được nhân dân tôn trọng, yêu mến gọi bằng cái tên “lương y như từ mẫu”. Điều dưỡng viên là người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe người bệnh, phụ tá bác sĩ điều trị giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

  Ngành điều dưỡng có nhiều cấp bậc cùng với các trình độ khác nhau như trung cấp y, cao đẳng, đại học, sau đại học  và mỗi trình độ sẽ có những yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ và kiến thức riêng. Vậy điều dưỡng cao đẳng cần có những kiến thức gì và ra trường làm những công việc gì .

 Nếu liên thông ở một số ngành kinh tế như liên thông Học Viện Tài Chính, Đại Học Thương Mại,…  thì tỉ lệ mỗi năm sẽ lên xuống thất thường nhưng đối với ngành y thì con số này luôn ở vị trí cao đã khẳng định được vị trí của ngành y.

 Những kiến thức cần có để trở thành điều dưỡng cao đẳng

– Các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kiến thức một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa; cùng  các quy trình chăm sóc người bệnh.

– Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng.

– Quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số máy móc và trang thiết bị cơ bản thuộc chuyên khoa.

– Kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.

tuyen sinh lien thong 2016

Ngành điều dưỡng có nhiều cấp bậc cùng với các trình độ khác nhau như trung cấp y, cao đẳng, đại học, sau đại học

– Quy chế sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

– Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chế độ chính sách Nhà nước và của ngành y tế đối với các đối tượng phục vụ.

– Có trình độ cơ bản về tin học.

– Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ A; trường hợp xin công tác tại vùng có người dân tộc thiểu số nếu sử dụng được một thứ tiếng dân tộc trong hoạt động chuyên môn thì được thay thế ngoại ngữ trình độ A.

  Cô Huyền hiện đang là giảng viên hệ liên thông Đại Học Thương Mại cho biết cô muốn định hướng cho con mình học điều dưỡng viên nên từ khi còn ở nhà trường cô đã cho con mình học các kỹ năng cơ bản của một điều dưỡng viên.
 Công việc của một điều dưỡng cao đẳng
– Làm việc theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách hoặc trưởng khoa điều dưỡng. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa

– Lập bản kế hoạch và thực hiện chăm sóc sức khỏe cho từng bệnh nhân theo đúng quy chế chuyên môn.

– Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc của từng người bệnh, đặc biệt chú trọng đến người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc;  kịp thời phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh để y, bác sĩ có phương án điều trị xử lý nhanh nhất.

– Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn trước khi vào phòng mổ, buồng thủ thuật.

– Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc, dược phẩm và các tài sản được phân công quản lý.

– Thực hiện các kỹ thuật vận hành, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện máy móc, trang thiết bị được phân công; phát hiện những hỏng hóc và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

– Dự trù và chuẩn bị đủ, đúng, kịp thời các trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc, hồ sơ bệnh án luôn sẵn sàng cho công tác cấp cứu, khám, điều trị và chăm sóc người bệnh.

– Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, chuyển khoa; chuyển viện, đi khám cận lâm sàng, ra viện; thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của khoa điều dưỡng.

– Thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng; đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, gia đình người bệnh giữ gìn trật tự, vệ sinh.

– Quản lý, hướng dẫn thực hành cho điều dưỡng ở ngạch thấp hơn như điều dưỡng sơ cấp, điều dưỡng trung cấp về kỹ thuật điều dưỡng và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh.

– Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng (chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng….) và vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

– Bên cạnh những công việc chuyên môn thì người điều dưỡng cũng cần thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

  Ngoài kiến thức chuyên môn thì điều dưỡng viên nói chung và cao đẳng điều dưỡng nói riêng  cần rèn luyện cho mình y đức nghề y, tính cẩn thận, luôn niềm nở, yêu thương người bệnh như người thân của mình. Và luôn luôn trao dồi kiến thức, cập nhật thông tin, sau khi tốt nghiệp bạn có thể đi làm và thi liên thông đại học 2016 lên các trường uy tín như đại học y hà nội…để có vị trí tốt và mức lương cao hơn.

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH LIÊN THÔNG VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
( Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

Tel: (04) 62 532 658 ( Phòng Tuyển Sinh)

 Hotline: 0978 548 004 – (Phụ trách tuyển sinh)
(Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với thầy cô phụ trách để được hướng dẫn )

Liên Thông Đại Học Thành Đô ( Ngành Dược, Điều Dưỡng ) năm 2017 Từ Trung Cấp, Cao Đẳng Lên Đại Học

lien thong dai hoc thanh do

logo dai hoc thanh do

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

NGÀNH DƯỢC, NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

(Từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng lên Đại học )

Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh liên thông Đại học ngành dược, điều dưỡng từ hệ trung cấp, cao đẳng lên hệ đại học

Thông tin chi tiết Liên thông Đại học Thành Đô cụ thể như sau:

I. NGÀNH TUYỂN SINH LIÊN THÔNG 

  • Dược (Liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học)
  • Điều dưỡng (Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng)

II. PHƯƠNG THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Tốt nghiệp thí sinh sẽ được cấp bằng đại học chính quy theo chuyên ngành học

– Liên thông chính quy từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng lên đại học thời gian học từ 2 – 3,5 năm

III. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

– Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng dược, cao đẳng điều dưỡng hoặc khối ngành y tế.

– Thí sinh tốt nghiệp năm 2016 được tham gia dự thi ngay bao gồm cả hai loại đối tượng tốt nghiệp trên 36 tháng và chưa đủ 36 tháng

IV. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DỰ THI

Hồ sơ dự thi bao gồm

– Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có công chứng

– Bản sao kết quả học tập có công chứng

– Bản sao giấy khai sinh

– 6 ảnh 4×6 (cùng kiểu chụp và ghi rõ họ tên sau ảnh) trong đó 2 ảnh dán vào hồ sơ có đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận

– 2 phong bì dán tem ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận

* THÔNG TIN LIÊN HỆ VĂN PHÒNG TUYỂN SINH

(Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học đúng theo quy định của nhà trường. Phụ huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn)

+ Xem thêm: Danh sách các trường tuyển sinh Liên Thông Đại Học 2019

Liên Thông Đại Học Công Nghiệp Hà Nội [Thông Báo Tuyển Sinh]

dai-hoc-cong-nghiepdai hoc cong nghiep

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC

Liên thông Đại học Công Nghiệp Hà Nội tuyển sinh hệ liên thông từ Cao đẳng, Cao đẳng nghề lên Đại học, thông tin cụ thể như sau:

I. Chuyên ngành liên thông

  1. Kế Toán
  2. Công Nghệ Thông Tin
  3. Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí
  4. Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử
  5. Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
  6. Công nghệ Kỹ thuật ô tô
  7. Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

II. Đối tượng và Phương thức tuyển sinh liên thông Đại học Công Nghiệp Hà Nội

1. Đối tượng: Những người đã tốt nghiệp Cao đẳng đúng chuyên ngành đăng ký dự thi liên thông, trong trường hợp thí sinh đăng ký không đúng chuyên ngành dự thi, nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đã được học các môn thi tuyển sinh ở mục 3 hoặc các môn tương đương trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng.

2. Phương thức: Xét Tuyển

Điểm xét tuyển là điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp trên bảng điểm bậc cao đẳng tính theo thang điểm 10.

Đối với thí sinh học theo tín chỉ ở bậc cao đẳng có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp thang điểm 4, phải nộp bổ sung bảng điểm thang điểm 10 có xác nhận của cơ sở đào tạo. Trường hợp thí sinh không nộp bổ sung bảng điểm thang điểm 10, điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp ở thang điểm 4 của thí sinh sẽ được chuyển sang thang điểm 10 theo công thức sau:

Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp (Thang điểm 10) = Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp (Thang điểm 4) ´ 10 / 4.


III. Hồ sơ đăng ký dự thi liên thông đại học Công Nghiệp Hà Nội bao gồm:

  1. Ảnh chân dung 3×4 chụp không quá 3 tháng
  2. Căn cước công dân mặt trước, mặt sau
  3. Bằng tốt nghiệp cao đẳng/Chứng nhận tốt nghiệp cao đẳng
  4. Bảng kết quả học tập bậc cao đẳng
  5. Giấy tờ ưu tiên đối tượng nếu có

Thông tin liên hệ:

Văn phòng Tuyển sinh & Học vụ, Phòng 110, Nhà A2, Cở sở 1, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

– Địa chỉ: Số 298, Đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.



Xem thêm:
=> Liên thông Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (có ngành Công Nghệ Thông Tin, Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông – học online từ xa

Liên Thông Đại Học Thương Mại Từ Trung Cấp, Cao Đẳng Lên Đại Học

lien-thong-dai-hoc-thuong-mai

logo dai hoc thuong mai

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC

( Từ trung cấp, cao đẳng lên Đại học )

  • Căn cứ thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại học;
  • Căn cứ thông tư số 08/2015/TT- BGDĐT ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại học ban hành kèm theo thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Đại học Thương Mại,
  • Trường đại học Thương mại thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông Đại học Thương mại từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học

Cụ thể thông báo tuyển sinh liên thông Đại học Thương mại như sau:

I. Ngành đào tạo liên thông đại học

Trung Cấp lên Đại Học Cao Đẳng lên Đại học Hệ đào tạo
  1. Kế toán
  2. Quản trị kinh doanh

 

1- Kế toán 2- Quản trị kinh doanh

3- Tài chính ngân hàng

4- Kinh tế

5- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

6- Quản trị khách sạn

7- Luật kinh tế

8- Ngành Marketing

9- Thương mại điện tử

10- Quản trị nhân lực

11- Ngôn ngữ Anh

 

II. Hình thức tổ chức đào tạo liên thông

– Chương trình đào tạo: theo chương trình đào tạo ngành đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

– Thời gian đào tạo:

+ Liên thông từ TC lên ĐH: 2,5 năm đến 3 năm

+ Liên thông từ CĐ lên ĐH: 1,5 năm đến 2 năm

– Địa điểm đào tạo: trường Đại học Thương mại.

* Ứng với mỗi ngành đào tạo, Trường chỉ tổ chức thi tuyển hoặc mở lớp khi có đủ số lượng thí sinh đăng ký.

III. Cấp bằng tốt nghiệp liên thông

Danh hiệu Cử nhân, hệ Vừa Làm Vừa Học

IV. Đối tượng tuyển sinh liên thông đại học

Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau được tham gia dự tuyển:

a) Có Bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng. Nếu bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có công nhận văn bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận

b) Đủ sức khoẻ theo quy định hiện hành

c) Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

VIPhương thức: xét tuyển

VII. Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự thi:

Hồ sơ dự thi gồm:

– Phiếu đăng ký có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương trực tiếp quản lý.

– Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng (có công chứng).

– Bản sao kết quả học tập (có công chứng).

– Bản sao giấy khai sinh.

– 03 ảnh 3×4 và 3 ảnh 4×6 (cùng kiểu chụp và ghi rõ họ tên sau ảnh) trong đó 2 ảnh dán vào hồ sơ có đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận.

– 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên và địa chỉ của người nhận.


Văn phòng tiếp nhận hồ sơ:

Trường đại học Thương Mại, địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu,
Cầu Giấy, Hà Nội

Form đăng ký xét tuyển trực tuyển Liên Thông Đại học Thương Mại


*** Ghi chú: Trường Đại học Thương Mại chưa có kế hoạch tổ chức thi Liên thông 2023 (hệ Chính Quy, Từ Xa). Do đó Thí Sinh muốn liên thông lên Đại học các khối ngành Kinh Tế, Luật, Quản Trị… thì có thể tham khảo trương trình liên thông chính quy của trường Học Viện Tài Chính, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Mở. Chi tiết xem tại:

Liên Thông Học Viện Tài Chính năm 2022

+ Liên Thông Đại Học Kinh Tế Quốc Dân năm 2022

+ Liên Thông Đại Học Mở năm 2022

+ Xem thêm: Danh sách các trường tuyển sinh Liên Thông Đại Học 2022

Liên thông hệ cao đẳng chính quy ngành dược – điều dưỡng

lien thong nganh duoc dieu duong

logo cao dang cntm

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NGÀNH DƯỢC VÀ ĐIỀU DƯỠNG

I – NGÀNH TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO:

  • Dược
  • Điều dưỡng

II – ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TUYỂN SINH, HỌC PHÍ:

1. Đối tượng tuyển sinh:

  • Học sinh đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp đúng ngành đào tạo.

2. Phương thức tuyển sinh:

  • Thi 3 môn bao gồm: Cơ bản, môn Cơ sở ngành và môn Chuyên ngành hoặc thực hành nghề.

3. Thời gian học tập: 15 tháng

4. Bằng cấp: Tốt nghiệp cấp bằng Cao đẳng chính quy

5. Học phí: 950.000 đồng/ tháng

*** THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ TẠI PHÒNG TUYỂN SINH

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn )

(Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)