Loading...

học trung cấp mầm non

Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Mầm Non, Tiểu Học 2016

dai-hoc-thu-do

logo-dai-hoc-thu-do1

THÔNG BÁO 

TUYỂN SINH HỆ VĂN BẰNG 2 SƯ PHẠM CHÍNH QUY NĂM 2016

( Chuyên Ngành/ SƯ PHẠM MẦM NON – TIỂU HỌC )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ ĐÀO TẠO VÀ CẤP BẰNG

– Trường CĐSP Hà Nội Nay là Đại Học và đổi tên là Trường Đại Học Thủ Đô

– Căn cứ công văn số 8201/BGD ĐT – GDCN ngày 06/12/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo V/v cho phép trường Đại Học Thủ Đô được đào tạo ngành Sư phạm Mầm non hệ chính quy

– Căn cứ công văn số 8201/SGD&ĐT – GDCN ngày 01/08/2013 của Sở giáo dục và đào tạo V/v cho phép trường Đại Học Thủ Đô được đào tạo văn bằng 2 ngành Sư phạm Mầm non hệ chính quy cho đối tượng đã tốt nghiệp từ TCCN chính quy trở lên của các ngành đào tạo khác – Thời gian đào tạo 01 năm.

1. NGÀNH ĐÀO TẠO

– Sư phạm mầm non

– Sư phạm tiểu học

2. Đối tượng tuyển sinh:

– Là những người đã có ít nhất 1 bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp của tất cả các chuyên ngành.

3. Hình thức tuyển sinh:

– Tuyển sinh theo hình thức: Xét tuyển

4. Thời gian đào tạo:

– 1,5 năm (3 học kỳ)

– Lớp học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần

5. Kinh phí đào tạo:

– Theo quy định hiện hành của Nhà nước

6. Hồ sơ gồm:

– Bằng và bảng điểm của trường đã tốt nghiệp photo (có công chứng)

– Lý lịch HSSV có xác nhận của địa phương

– 04 ảnh 3×4

– 02 phong bì ghi rõ họ tên địa chỉ người nhận và số điện thoại

THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ TẠI VĂN PHÒNG TUYỂN SINH 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn )

 (Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

Lưu

Những đôi chân trần bé nhỏ của học sinh vùng cao

     Gió cứ thổi và các em vẫn cứ đi, đó là hình ảnh về những em nhỏ vùng cao đi bộ đến trường bằng đôi chân trần mặc cho sự khắc nghiệt của thời tiết. Đoàn tình nguyện của các trường học trung cấp mầm non thuộc ngành sư phạm mầm non đang cố gắng mang những món quà bé nhỏ chứa đựng hơi ấm của đồng bằng đến với các em nhỏ vùng cao.

   Trên con đường làng khúc khưởu , đá sỏi lớn chởm vẫn còn các vũng lầy sau hôm trời mưa rả rích, đoàn tình nguyện của chúng tôi do chị Huyền dẫn đầu cuối cùng cũng đến được xã Lim Bon, huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La để có thể san sẻ cho các em nhỏ ở nơi đây những bộ áo quần, chăn màn hay đơn giản chỉ là  những đôi tất để có thể giữ ấm cho các em.

cao dang mam non

học sinh vùng cao

  Con đường đến trường

  Để đến được ngôi trường nhỏ bé nằm bên khe suối của làng, chúng tôi đã phải cuốc bộ suốt mấy cây dưới thời tiết rét mướt dưới 10 độ , chỉ nghĩ đến đây chúng tôi đã trực trào nước mắt thương cho các em khi phải vượt qua quãng đường dài trong khi trên người chỉ mặc những bộ quần áo mỏng manh, đôi chân trần. Gặp cô Luyến, một giáo viên của trường, tuy vất vả nhưng cô vẫn luôn luôn tự hào vì mình đã theo ngành sư phạm mầm non, bởi cô có thể đưa cái chữ đến với các em nhỏ vùng cao.

    Gặp những em nhỏ nơi đây, chúng tôi rất khâm phục nghị lực nơi các em dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu các em vẫn cố gắng đi học để kiếm cái chữ cho “ ấm vào thân” như một em nhỏ hài hước đã nói chuyện với chúng tôi.

     Những món quà mà chúng tôi mang theo là được quyên góp từ các em vùng đồng bằng, các em sẵn sàng quần áo cũ hay thậm chí mua những chiếc áo mới, cặp sách hay cả những chiếc bút chì còn mới đến các bạn vùng cao.Ngoài ra còn có rất nhiều các bậc phụ huynh đã giúp đỡ không những là hiện vật mà còn là một số tiền rất lớn để hỗ trợ các trường học vùng cao.

    Chuyến đi nào rồi cũng đến lúc phải chia tay, tuy chỉ là mấy ngày ngắn ngủi nhưng cũng giúp tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của bản làng, những nụ cười tươi cùng ánh mắt trong trẻo của các em sẽ là động lực cho chúng tôi thực hiện tiếp những chương trình tình nguyện thiết thực và đầy ý nghĩa này, nhờ chuyến đi này mà một bạn tình nguyện viên trong đoàn đã tìm được hướng đi cho mình và chọn học văn bằng 2 sư phạm tiểu học để sau này trở thành một cô giáo vùng cao đưa “cái chữ” đến với các em. Mong rằng ước mơ của bạn trẻ sẽ thành sự thật.

Để trở thành một Giáo viên Mầm Non cần những gì?

   Trong tuổi thơ của mỗi chúng ta luôn có hình bóng của các giáo viên mầm non hay còn được gọi với cái tên gần gũi “mẹ hiền” cũng chính bởi thế nhu cầu ngành học sư phạm mầm non, học văn bằng 2 mầm non luôn có một chỗ đứng nhất định trong việc lựa chọn ngành nghề học của các bạn học sinh THPT hiện nay.

  Dễ dàng để bắt gặp hình ảnh các cô giáo mầm non đang múa hát, dạy các bé tập tô hay đơn giản là cho các bé ăn, hình ảnh thân thuộc mà gần gũi ấy sẽ theo các bé đến sau này, để khi lớn lên vẫn nhớ về người “mẹ hiền” khi ta còn bé. Giáo viên mầm non như “ mẹ hiền”

lien thong dai hoc 2016

Giáo viên mầm non như “mẹ hiền”

Các công việc của một giáo Viên mầm non

  Chị Huyền từng học tại trường cao đẳng sư phạm Hoà Bình ngành sư phạm mầm non, ba năm liền chị được tuyên dương là giáo viên mầm non tiêu biểu tại thủ đô Hà Nội, chị cho biết để trở thành một giáo viên thực thụ cần thực hiện được những việc sau :

  1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
  2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
  3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
  4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

    Những điều lệ trên nghe có vẻ cứng nhắc chúng ta hãy hiểu đơn giản rằng: Là một giáo viên mầm non hãy luôn coi những đứa trẻ như con của mình, yêu thương, chăm sóc và dùng những chuyên môn và nghiệp vụ của mình đã được học để dạy dỗ trẻ, giúp trẻ có thể tiếp thu tốt, phát triển trí não cũng như sức khỏe toàn diện.

Yêu trẻ là đủ?

     Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng để trở thành một giáo viên mầm non tốt chỉ cần yêu trẻ là đủ, điều này không hoàn toàn đúng bởi để trở thành một giáo viên mầm non còn phải hội tụ các kỹ năng, nghiệp cụ sư phạm mầm non, phải biết làm thế nào để các bé có thể tiếp thu bài học, giúp các bé hòa đồng, hay đơn giản là giúp các bé chữa được tật biếng ăn mà các gia đình đang đau đầu, đó là cả một nghệ thuật chứ không đơn giản là chỉ yêu thích trẻ em là đủ.

   Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành sư phạm các bạn có thể  học trung cấp hoặc những bạn tốt nghiệp ngành khác cũng có thể học sư phạm mầm non nếu cảm thấy đây là hướng đi thích hợp cho mình. Hãy cố gắng trở thành một “ mẹ hiền” theo đúng tên gọi của nó nhé các giáo viên mầm non tương lai.


Xem thêm: Thông báo xét tuyển Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non tại Hà Nội 2022