Loading...

giáo dục mầm non

Bi hài phụ huynh không giải nổi toán lớp 1,2

Các phụ huynh ngày nay ngoài việc đi làm thì còn phải chăm lo cho gia đình. Chương trình giáo dục thay đổi nhiều phụ huynh giờ khóc, giở cười vì không giải được toán của học sinh lớp 1,2.

>>Các yếu tố hình thành nên nhân cách của trẻ

>>Hành trình con đường mòn mang tên cô giáo trẻ

Méo mặt với toán lớp 1

Sau buổi học, các em học sinh sẽ được các thầy cô giao bài tập về nhà, các bé sẽ hỏi bố mẹ, lúc này các phụ huynh mới “ngớ” ra không biết nên hỏi ai với những bài toán dành cho lớp 1,2 tưởng chừng như rất dễ.

Mỗi khi đến cơ quan bài tập về nhà của các con cũng là đề tài nóng hổi cho các đồng nghiệp trong cơ quan của chị T – Giảng viên hệ liên thông Học Viện tài Chính.

Hiện con chị T học lớp mẫu giáo nhưng nghe mọi người trong cơ quan đâu đầu vì bài tập của con cũng thấy hốt hoảng : “Bài tập của lớp 1 mà yêu cầu: Hãy vẽ hình minh họa cách trồng 9 cây thành 3 hàng, mỗi hàng trồng 4 cây (coi mỗi cây là 1 điểm)”.

lien thong dai hoc 2016

Hãy để con tự học

Hay có bài: “Có 10 cây hoa trồng thành 6 hàng, mỗi hàng trồng 2 cây sao cho các hàng không cắt nhau. Hỏi trồng như thế nào?… Những bài kiểu này đã làm mấy cử nhân và thạc sĩ trong phòng mất cả ngày tranh cãi, tính toán” – chị T cười.

Cũng vì “sự hóc búa” trong  bài tập của con mà chị T đang phải  cố gắng tìm trường phù hợp cho con với tiêu chí hàng đầu là: Con có nhiều thời gian học các kỹ năng hơn là phải  bù đầu với các bài toán nhiều… “sao”.

Ở một trường hợp khác dù mới lên lớp 3 nhưng chị G (Chùa Hà – Cầu Giấy – Hà Nội) đã bắt đầu có cảm giác “ể oải” và mệt mỏi vì đêm nào cũng phải cùng con “vật lộn” với đống bài tập: “Để tự con học thì con lơ là, không tập chung. Vì vậy, cứ con ngồi vào bàn là mẹ cũng phải ở bên cạnh kèm và hướng dẫn cho con. Tối nào cũng phải hơn 10 giờ mới xong. Những hôm bài khó, con hỏi không đáp được, phải lựa lời… nói dối con là: “Mẹ giải cũng được nhưng nếu con cố gắng tự tìm cách, kể cả sai, mai cô giáo sửa sẽ hiểu bài hơn” – chị G cười ngập ngừng nói.

Hãy để con tự học

Đi học 8 tiếng một ngày đã là rất mệt đối với trẻ chính vì thế khi ở nhà nên cho trẻ được nghỉ ngơi thoải mái, tránh tạo áp lực quá nhiều cho con.

Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên để con tự học, còn hơn dạy “Đũa tre thành đũa mục”.

 TS Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa giáo dục tiểu học ĐH, ĐH Sư phạm Hà Nội phân tích, việc cha mẹ giảng bài cho con tại nhà thậm chí còn làm con hoang mang. Kiến thức tiểu học và cách tiếp cận hiện nay khác nhiều so với thời bố mẹ đi học: “Ví dụ, một bài toán tổng – tỉ; hiệu – tỉ là dạng toán lớp 4 quen thuộc. Nếu hiểu cách làm thì mọi việc rất đơn giản. Nhưng các cha mẹ đọc sẽ ngay lập tức đặt X là ẩn số và giải cho con. Việc đó con sẽ vô cùng hoang mang vì con chưa được học cách đặt X đó, con sẽ không thể hiểu được mà chỉ thuộc như học vẹt rồi quên ngay. Điều này sẽ làm cho con rối loạn thực sự” – TS Hương bày tỏ.

Trong trường hợp của chị N, vừa đi học liên thông đại học Thương Mại vừa phải chăm lo cho con chính vì thế chị cảm thấy méo mặt khi giải bài cho con.

Theo bà Hương, việc bố mẹ kèm học và giải bài tập về nhà cho con là không cần thiết. Nếu cha mẹ làm hộ thì cô giáo không biết con kém ở đâu để trợ giúp con. Ngoài ra, một đứa trẻ cần học hỏi tối đa ở lớp, nếu các cháu có sẵn một người học cùng ở nhà, chắc chắn chúng sẽ không sử dụng toàn bộ công sức để học hỏi tại lớp, điều này sẽ hình thành tính ỉ lại. Khi về nhà, con lại học một cách chán chường sau cả 1 ngày hoạt động mệt mỏi.

“Việc học là việc của con, hãy để con tự học, tự học chính là 1 trong những tiêu chí quyết định thành công của một cá nhân” – TS Hương khuyên.

 

Chuyển sang học ngành mầm non, nên hay không?

Bạn chán nản với ngành học hiện tại? muốn chuyển sang ngành học khác? Cảm thấy phù hợp với ngành sư phạm tiểu học? bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn về thắc mắc trên.

>>Đầu ra cho ngành sư phạm mầm non?

>> Nên học trung cấp mầm non hay không

Khi tốt nghiệp trung học phổ thông, hầu như các em học sinh còn mơ hồ về ngành mà mình sẽ lựa chọn học sau này, chính vì thế phần đa các em sẽ học theo ngành mà gia đình đã hoạch định bởi lúc đó đối với các em đó là sự lựa chọn tốt nhất. Nhưng khi bước chân vào giảng đường đi học, cao đẳng các em mới ý thức được mình muốn điều gì,lúc đó các em sẽ biết được đâu là ngành học mà mình thực sự muốn học, nhiều em trở nên chán nản dẫn tới tình trạng học tập sa sút, kết quả kém.

nganh mam non

ngành mầm non

Trong quá trình học năm nhất, năm 2 khi cảm thấy mình không hợp với ngành mình đang học nên đã chuyển sang ngành khác như ngành sư phạm tiểu học, giáo dục mầm non, vậy đó có phải là một nước đi đúng không. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì chỉ khi đam mê và thực sự yêu thích với công việc của mình thì bạn sẽ đạt được thành công cũng như sẽ cống hiến hết mình cho công việc mà mình đã lựa chọn. Chính vì thế khi bỏ ngành học mà mình không yêu thích để theo ngành mà bản thân thực sự muốn là hoàn toàn có thể. Các bạn sinh viên hãy cân nhắc thật kỹ trước các lựa chọn cho tương lai mình bởi nó sẽ gắn bó với các bạn suốt quãng đời còn lại sau này.

Chọn ngành khác

Khi ra trường một số bạn sinh viên đi làm và cảm thấy công việc không phù hợp gây ra chán nản đã chọn học liên thông trái ngành giáo dục mầm non, đó cũng là một lựa chọn tốt bởi các bạn vừa có bằng ngành 1 theo nguyện vọng của gia đình lại có thể theo đuổi đam mê của mình nhưng với điều kiện các bạn phải có đủ tiềm lực kinh tế cũng như thời gian tránh bỏ cuộc giữa chừng sẽ rất lãng phí.

Ngành mầm non đòi hỏi sinh viên theo học không những có lòng yêu trẻ mà phải có đủ kỹ năng, nghiệp vụ tố chất để trở thành một giáo viên tốt, các kỹ năng như đọc truyền cảm, thẩm âm tiết tấu, hát, múa,.. là rất cần thiết cho ngành này, đó là một điều kiện cần, còn lòng yêu trẻ đó là điều kiện đủ.

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016 đang tới, các trường đang gấp rút chuẩn bị cho công tác tuyển sinh một số trường đang tổ chức tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non như trường đại học Thủ Đô Hà Nội, trường sư phạm trung ương, phụ huynh và học sinh hãy cố gắng cập nhật tình hình để lựa chọn trường phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh.

Trò chơi nào cho trẻ?

   Gia đình là nền móng của xã hội là nơi nuôi dưỡng trẻ nhỏ, các hạt giống của đất nước. Đối với trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi là lứa tuổi cần có những phương pháp giáo dục phù hợp nhất chính vì thế ngành giáo dục mầm non ngày càng được chú trọng.

>>Phương pháp dạy trẻ mầm non đúng cách

>> yêu trẻ là đủ để trở thành giáo viên mầm non

    Xã hội ngày càng phát triển cuốn theo đó là lối sống hối hả với công việc khiến cho việc giáo dục con cái ngày càng bị mất tập trung ở một số bộ phận phụ huynh, những người không có nhiều thời gian bên gia đình. Để giữ cho trẻ ngoan ngoãn không quậy phá nhiều phụ huynh cho trẻ chơi trên các thiết bị công nghệ số như smartphone, máy tính bảng,… mà không hướng dẫn các con chơi những trò chơi lành mạnh hơn.Những trò chơi trên khiến trẻ quá lệ thuộc vào thiết bị số cũng như ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.

trung cap su pham mam non

trò chơi cho trẻ

  Trò chơi dân gian

    Những trò chơi dân gian như nhảy cóc, ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ném lon,… đã rất quen thuộc đối với thế hệ 9x về trước, đó là những trò chơi vừa giúp trẻ rèn luyện sức khỏe còn giúp chúng hòa nhập với các bạn hơn, các cô cậu bé túm tụm lại chơi ô ăn quan hay trò bịt mắt đi tìm bạn, những hình ảnh  ấy ngày nay trở nên xa lạ đối với một bộ phận không nhỏ các học sinh thành phố.

   Ngành sư phạm mầm non đóng một vai trò quan trọng đối với việc giáo dục các em nhỏ. Tại các trường mầm non, ngoài giờ lên lớp các bé được tổ chức chơi các trò chơi dân gian để giúp trẻ có thể biết được những trò chơi mà thời xưa bố mẹ , ông bà chúng chơi không những thế các trò chơi trên giúp trẻ trở nên linh hoạt, hòa đồng hơn với các bạn cùng trang lứa.

   Hiện nay, các trường đang tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non đang tổ chức triển khai đào tạo, hướng dẫn các sinh viên ngành mầm non những trò chơi mới để giáo dục trẻ nhỏ như : Cáo và thỏ, trời nắng trời mưa, ai nhanh hơn, chuyền bóng,… là những trò chơi về vận động, một số trò chơi khác rèn luyện trí thông minh như trò : Biểu đồ, phân loại trái cây, cờ ngựa,… sẽ  giúp trẻ linh hoạt hơn trong tư duy cũng như cách nghĩ.

   Định kỳ hàng tháng, một số trường mầm non sẽ có các buổi họp phụ huynh, trong buổi gặp mặt này các cô phụ trách sẽ hướng dẫn các phụ huynh những trò chơi ở nhà cho trẻ cùng những cách dạy trẻ phù hợp với từng em.

  Nếu để ví về trẻ nhỏ thì có thể nói các em như những trang giấy trắng và người lớn chính là người sẽ giúp viết lên những dòng chữ trên đó, dòng chữ đó đẹp, ngay ngắn hay nguệch ngoạc đó là phụ thuộc phần lớn vào những người bên cạnh hướng dẫn chúng. Các bậc phụ huynh, giáo viên hãy là những người dẫn dắt trẻ bước đi đến tương lai một cách vững chắc và đúng đắn nhất.

Hành trình con đường mòn mang tên cô giáo trẻ

   Thời gian báo chí đã đưa tin nhiều về cô giáo Trần Thị Bích Thoa đã đem lại 4 trường học kiên cố, để học sinh không phải vất vả học trong các lớp học tồi tàn, và khai mở con đường mòn đến trường giờ mang tên cô. Nhờ sự kỳ công vận động từ thiện, tự mình làm cửu vạn băng rừng, “chai mặt” nài nỉ người dân giúp ngày công…Mà bây giờ bốn ngôi trường bóng sáng màu sơn, nền gạch, tường gỗ kiên cố lần lượt mọc lên giữa rừng già. Đó là thành quả đi “xin” của cô Thoa (25 tuổi, giáo viên Trường Mẫu giáo xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

   Chúng tôi có đến gặp cô Thoa và được Cô Thoa dẫn đi chuyến đi thực tế tới thăm trường học của cô Thoa, chúng tôi theo con đường ven bìa rừng tới thôn 3 Đèn Pin – điểm trường cô đang đứng lớp. Thỉnh thoảng, mọi người phải ngồi bệt xuống để thở dốc vì quá mệt,  phải lội bộ tới hơn hai giờ đồng hồ. Cô Thoa cười tươi bảo: “Đây là điểm trường gần nhất, đường dễ đi nhất, có điểm đi về mất nguyên một ngày trời”.

  Cô Giáo của bản làng

   Cô Thoa về dạy tại xã Trà Leng từ năm 2012,trong thời gian đầu các điểm trường gần đường lớn nên chẳng lo việc đi lại. Hai năm sau, cô chuyển vào điểm trường thôn 4 Ông Dũng, mỗi đợt đi xuyên rừng vào trường phải mất tới 4 giờ đi bộ.

   Vừa đi cô vừa vui vẻ kể cho chúng tôi: “Ngày mới vào đây buồn hiu, cứ mong tới cuối tuần để về, nhiều hôm vừa cuốc bộ vừa khóc thút thít”. Hòa nhập được cuộc sống ở thôn, cô cảm thấy nỗi buồn của mình chẳng là gì so với nỗi vất vả khi truyền đạt cái chữ cho bà con. Bữa cơm của họ chỉ là măng rừng trộn gạo đỏ, áo quần chẳng đủ ấm, con nít cứ ở truồng như thế, chân đất chạy quanh những ngôi nhà ọp ẹp, dựng tạm bợ, mốc meo.

lien thong dai hoc 2016

Cô Thoa vẫn miệt mài trong hành trình gian khó khai mở con đường mòn đến trường cho học sinh bản

   Cô Thoa nói nơi dạy học của cô trước đây, tiếng là một lớp mầm non nhưng trông chẳng khác gì chuồng bò. Bốn bên không có tường che, bên dưới quây lại bằng những phên tre cao chừng nửa mét, bên trên che tạm mấy tấm tôn. Mưa, gió, nắng tha hồ táp thẳng vào mặt cô lẫn trò.

   Trong lớp học đặt mấy bộ bàn ghế cũ và cái sạp tre thay cho nền gạch để hai chục học trò sinh hoạt. Mấy trò nhỏ, em áo không quần, em quần không áo, các em trần như nhộng lăn lóc trên tấm sạp, hễ trời đổi sang sắc xám rả rích mưa là co ro vì lạnh. Trông các em tội nghiệp  vô cùng.

  Trong thời gian ấy, cô Thoa gặp lại được một người bạn trong hội từ thiện (HTT) Ong Vàng (Hội An, Quảng Nam) và Cô kể về khó khăn của về điều kiện của học trò. Cô gửi thêm vài tấm ảnh với một mong muốn duy nhất một ngày gần nhất, HTT sẽ ghé thăm. Lần lượt tại các điểm trường tiếp theo như ở thôn 4 Ông Lò, thôn 2 Tak Lẻ…, Những thôn có cảnh đói nghèo, thiếu thốn y chang nhau.

   Rất nhiều bức ảnh được cô Thoa gửi đến các HTT để xin trường dù hy vọng nhận được sự gật đầu của họ rất mong manh bởi cô chưa một lần gặp mặt. Bởi vì ở đây điện chạy bằng tua bin nước nên rất chập chờn, sóng điện thoại khi có khi không, muốn soạn một cái tin nhắn cho đàng hoàng để gửi tới các HTT, nhưng sóng yếu quá nên không dính ảnh được đành phải lên facebook gửi ảnh qua tin nhắn nhưng cũng không được.

   Cô Thoa mạnh dạn xin HTT luôn một ngôi trường cho các em thay vì những phần quà sách vở, bánh kẹo… Thoa nhớ lại: “Cách đây không lâu có vài HTT lên xã phát quà, họ gợi ý sẽ cho quà ở điểm trường thôn 3 Đèn Pin vào dịp đầu năm học mới, nhưng mình nói với họ quà bao nhiêu dùng cũng hết, các em ở đây thật sự cần một ngôi trường”.

   Nằm ngoài sự mong đợi của cô Thoa.Đúng 10 ngày sau khi gửi thông tin cùng hình ảnh chụp lớp học tại thôn 4 Ông Dũng, Cô Thoa nhận được sự giúp đỡ của HTT Ong Vàng, Qua những bức ảnh họ thấy được nỗi khó khăn tại trường lớp ở nơi đây. Sau khi khảo sát, HTT đã quyết định là đầu tư xây cho thôn ngôi trường mới kiên cố và vững chắc hơn. Điều đó là cho cô Thoa vui mừng khôn xiết, cô chia sẻ nhiều đêm sau đó cô mừng còn không ngủ được

   Đến tháng 9/2014, ngôi trường mới rộng 30m2 đã hoàn thành, tường, sàn bằng gỗ chắc chắn, lợp tôn kín đáo, không lo nắng mưa. Cô Thoa cùng học trò quây quần trong lớp học mới còn thơm mùi sơn, có góc học tập, góc sinh hoạt, bốn phía tường trang trí thêm bức tranh bông hoa, con thú ngộ nghĩnh. Cô Thoa nhìn mà rơm rớm nước mắt.

trung cấp mầm non

Ngôi trường kiên cố, khang trang được cô giáo Thoa vận động xây dựng

   Chưa hết hân hoan ở ngôi trường mới đầu tiên ở thôn 4 Ông Dũng, tin vui ập đến với cô Thoa, đến giữa năm cô Thoa lại nhận được sự gật đầu của HTT Vô Ưu (Đà Nẵng) đồng ý xây cho thôn 4 Ông Lò (là điểm trường xa nhất xã) một ngôi trường mới rộng 35m2. Hai tháng sau, HTT Tiếp Sức Những Ước Mơ (TPHCM) trả lời cô Thoa bằng một ngôi trường hơn 40m2 kiên cố tại thôn 2 Tak Lẻ. Và HTT Hương Từ Tâm (Đà Nẵng) cũng dành tặng thôn 3 Đèn Pin một ngôi trường gỗ có la phông, gạch men sạch đẹp. Niềm vui ập đến với cô Thoa làm cô mừng vui khôn xiết.

      Chị Huyền hiện đang là sinh viên Liên Thông Học Viện Tài Chính là một người dân tộc thiểu số có con nhỏ, vì muốn theo đuổi sự học nên chị đành phải để lại con nhỏ cho bố mẹ chăm sóc, lo lắng cho con nhỏ ở nhà nhưng nhờ có cô Thoa, Chị Huyền có thể yên tâm đi học.

   Ngày khánh thành trường mẫu giáo tại thôn 3 Đèn Pin trùng vào dịp khai giảng năm học 2015-2016, nhìn học trò tíu tít bên ngôi trường mới màu xanh, trước khi vào lớp đặt hết dép ở cửa để tha hồ chạy nhảy trên nền gạch men láng bóng, cô kể rằng mình trào nước mắt, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày đứng trước ngôi trường mới đầu tiên.

   Chúng tôi ngồi nghỉ sau 2 tiếng đi bộ, đôi chân nhưng mỏi rã rời. Cô Thoa nói đi thế này đã vất thế rồi nhưng vẫn chưa thấm gì với lúc chuyển vật liệu xây dựng xây trường. Vì vật liệu xây dựng tập trung ngoài đường lớn xe không vào được muốn chuyển vào thì phải cần sức người băng rừng chuyển vào, nhưng họ lại không rõ đường vào, nên cô thoa luôn phải là người dẫn đường cho mọi người thậm chí cô còn mang vác vật liệu xây dựng. Có tuần cô phải đi 4- 5 chuyến để đón đoàn, dẫn đường, bê vác hàng giờ.Với 1 người tiền sử bị đau dây chằng chân trái càng làm cho chúng tôi cảm phục cô giáo có tư cách sáng ngời này.

  Ở những điểm trường xa xôi và chưa hề lên lớp, cô Thoa bảo vì số tiền của HTT có hạn không thể thuê thêm nhân công vào địa điểm đi hết nửa ngày đường đây được. Nên Cô đã động viên bà con trong thôn giúp đỡ nhưng không được sự hưởng ứng của mọi người. Vì nhiều người trong thôn họ cũng lạ lẫm không biết cô là ai, nên họ không giúp sức. Nhưng bằng sự nhiệt tình của cô và 1 vài người sau đó rất nhiều người trong thôn giúp 1 tay giúp dựng trường lớp. Cô còn cẩn thận trong coi từng bao xi măng từng, cây thép, thanh gỗ cho đến khi xây xong.

   Sau nửa ngày trèo đèo lội suối chúng tôi đã đến được thôn, việc là chúng tôi ngạc nhiên là cảnh tượng trước mắt, chúng tôi trở về cuộc sống từ xa xưa. Cuộc sống nơi đây vô cùng khó khăn. Trong khi chúng tôi đang còn mệt và nghỉ ngơi thì cô Thoa vào làm cơm mời chúng tôi, mâm cơm chỉ có măng muối và cá khô kho mặn nhưng so với điều kiện nơi đây thì đó cũng là quá sung túc rồi.

  Cô Thoa chia sẻ từ trước khi xin trường, cô đã liên tục xin áo quần, chăn, dép… cho bà con, cứ vài lần về nhà là cô lại mang lên một bó đồ cũ còn dùng tốt cho cả thôn cùng vượt qua cái lạnh buốt trên miền núi. Bà con không quên chuyện cô giáo Thoa đi xin các nhà tài trợ hỗ trợ mỗi tháng ít nhất 10 ký gạo, mắm muối cho một cụ bà có hoàn cảnh hết sức khó khăn ở thôn 4 Ông Dũng.Rồi lo cho dân gặp nguy hiểm vào mùa mưa nếu tiếp tục đi theo con đường ven sông, cô Thoa vác cuốc, cầm rựa khai hoang con đường mòn giữa rừng để mọi người đi lại an toàn, học trò không sợ nước cao mà nghỉ học triền miên nữa. Từ đó con đường mòn đó được mang tên cô Thoa.

  Kỳ thi tuyển sinh liên thông đại học đang diễn ra, các bạn sinh viên đã có bằng tốt nghiệp trung cấp,cao đẳng có và phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin trên các kênh giáo dục để tìm được hướng đi tốt cho bản thân mình.

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH LIÊN THÔNG VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
( Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

 Hotline: 0978 501 245 – (Phụ trách tuyển sinh)
(Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với thầy cô phụ trách để được hướng dẫn )